Phạm Công Danh bị đề nghị mức án 20 năm tù

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB bị đề nghị 20 năm tù, tổng hợp với bản án cũ là 30 năm tù.

Đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo.



Sáng 30/7, tại TPHCM, phiên toà sơ thẩm xét bị cáo Phạm Công Danh cùng 45 đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" chuyển sang phần tranh luận.

Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố đã đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với từng bị cáo.

Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh, bị đề nghị 20 năm tù. Tổng hợp với bản án 30 năm ở giai đoạn một của vụ án (thiệt hại 9.000 tỷ đồng), ông Phạm Công Danh phải chấp hành 30 năm (mức án cao nhất của hình phạt có thời hạn).

Phan Thành Mai, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng xây dựng, bị đề nghị 12-14 năm tù, tổng hợp bản án phúc thẩm là 30 năm tù. Mai Hữu Khương, nguyên Thành viên HĐQT, nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn bị đề nghị 10-12 năm tù. Tổng hợp bản án cũ, Mai phải chấp hành 30 năm tù.

Hoàng Đình Quyết, nguyên Phó giám đốc phụ trách VNCB chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang, bị đề nghị 2-3 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 21-22 năm.

Nguyễn Quốc Viễn, Trưởng ban kiểm soát VNCB, bị đề nghị 5-6 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 14-15 năm. Phan Minh Tùng, Kế toán hành chính Tập đoàn Thiên Thanh bị đề nghị 4-5 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 11-12 năm. Các bị cáo còn lại nguyên là Giám đốc các công ty "ma", Giám đốc, phó giám đốc các ngân hàng... bị đề nghị từ 2 năm tù treo đến 7 năm tù giam cùng về tội danh trên.

Trong phần thẩm vấn trước đó, các bị cáo giữ nguyên lời khai, mong nhận sự khoan hồng của pháp luật. Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng hành vi của các bị cáo gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, khó có thể thu hồi, làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ trong nước. Do đó cần phải xử lý nghiêm nhằm răn đe và phòng ngừa tội phạm, củng cố lòng tin của người dân, doanh nghiệp với hoạt động của ngân hàng.

Ngọc Xuân (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Việc bạo hành không chỉ gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng nhân viên y tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường làm việc an toàn, chất lượng khám-chữa bệnh cho người dân. Ảnh: N.N

Xử lý nghiêm nạn bạo hành nhân viên y tế

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai xảy ra 2 vụ bạo hành bác sĩ, nhân viên y tế khiến nhiều người bất an, lo lắng. Do đó, việc xử lý nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm là hết sức cần thiết.

Tổ điều tra khu vực 4 chủ động đấu tranh trấn áp tội phạm

Tổ điều tra khu vực 4 chủ động đấu tranh trấn áp tội phạm

(GLO)- Sau khi Công an cấp huyện giải thể, Giám đốc Công an tỉnh đã thành lập các tổ điều tra khu vực để đảm nhiệm công tác điều tra, xử lý tội phạm trên địa bàn. Sau khi đi vào hoạt động, Tổ điều tra khu vực 4 đã đạt một số thành tích nổi bật, góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Pleiku: Khởi tố 4 đối tượng gây rối trật tự công cộng

Pleiku: Khởi tố 4 đối tượng gây rối trật tự công cộng

(GLO)- Ngày 5-4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can: Huỳnh Nguyễn Việt, Bùi Trần Anh Tú, Phan Tiến Đạt (cùng 17 tuổi), Nguyễn Phi Thành (18 tuổi) cùng trú TP. Pleiku để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”.