"Osin cao cấp" ở Sài Gòn - Kỳ 1: Một ngày kín lịch, kiếm cả triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trung bình mỗi ngày chị H. làm 6-8 căn, vì làm mỗi ngày nên chỉ kiểm tra chứ không phải dọn kỹ, 50 ngàn đồng/giờ nếu thuê lẻ, 2 triệu đồng nếu thuê nguyên tháng.

Chuyện bắt đầu từ việc dạy tiếng Việt của tôi vào năm 2014.

Ông Eiji I. một chuyên gia người Nhật lúc bấy giờ là General Director của tập đoàn thực phẩm Nisshin có trụ sở đặt tại Đồng Nai. Ngày đầu đến Việt Nam, ông nhờ tài xế chở đi một vòng bát phố, ngang qua tiệm hoa có cái tên rất Nhật đã ghé vào nhờ tư vấn trang trí nội thất căn hộ tại Sai Gon Pearl.

 

Thấy chủ tiệm nói tiếng Anh tốt nên ông ngỏ ý muốn được dạy tiếng Việt, nhưng chị này khá bận đã chuyển sang cho tôi. Tuy nhiên, ông do dự: “Vui lòng gửi profile (hồ sơ) cho tôi” khiến tôi và cô ấy đều sốc, rõ ràng là ông ấy muốn giúp chứ tôi không cần việc làm. Tuy nhiên, vì muốn tìm hiểu lối sống và văn hóa của nước bạn nên tôi đồng ý.

Có lần, tôi bận và muốn nhờ người bạn dạy thay một buổi, ông hỏi ngay: “Tôi có business card (danh thiếp) của cô ấy chưa?” và hẳn nhiên là chưa nên ông không đồng ý, tôi bận thì ông đến cơ quan ngồi chờ chứ nhất định không học ở quán cà phê hoặc ở nhà với người lạ.

Nhưng điều làm chúng tôi sốc hơn là ông giao khóa cho người giúp việc dù mới qua VN chưa lâu, người này thay ông quyết định việc trang trí nội thất trong nhà khi bạn tôi giao hoa đến, cắm hoa tươi và chuẩn bị thực phẩm cho ông, dù khi ông về thì không gặp chị.

Quyết tâm tìm hiểu tôi đã gặp chị H. là người giúp việc không chỉ cho Eiji mà các chuyên gia nước ngoài khác. Mỗi ngày, khi ông rời nhà lên xe đưa rước thì chị mở cửa vào dọn giường, lau dọn nhà vệ sinh và cắm hoa. Tiếng Anh tốt nhưng không nói nhiều để đảm bảo sự yên tĩnh và riêng tư cho gia chủ, đặc biệt là sự nhanh nhẹn trong thao tác và hoạt bát khi tiếp thu đã khiến gia chủ tin tuyệt đối.

Trung bình mỗi ngày chị H. làm 6-8 căn, vì làm mỗi ngày nên chỉ kiểm tra chứ không phải dọn kỹ, 50 ngàn đồng/giờ nếu thuê lẻ, 2 triệu đồng nếu thuê nguyên tháng. Không cần quảng cáo, những chuyên gia ở đây đến rồi đi và giới thiệu cho nhau. Chỉ riêng một block đã khiến chị H. kín lịch, không muốn nhận thêm dù nhiều người ngỏ lời.

Tôi cũng cực kỳ ấn tượng với một osin khác tại cao ốc Somerset trên đường Nguyễn Thị Minh Khai Q.1. Bạn tôi người Mỹ và làm việc cho Chính phủ tại TP.HCM. Nhiều nhân viên đều sống trong cao ốc này, để tiện đi bộ qua nhiệm sở. Quan sát dịch vụ họ mang đến dù chưa gặp mặt nhưng tôi biết họ có đầy đủ kỹ năng của một đầu bếp, quản gia và buồng phòng.

Bạn tôi nói, osin được tuyển chọn và đưa qua, tiêu chuẩn phải đảm bảo thông tin cá nhân gia chủ vì công việc đặc thù nên hồ sơ của họ chắc chắn phải được kiểm tra kỹ và thù lao không thấp.

 

Một mẫu tin chuyển giao người giúp việc của cư dân Thảo Điền, quận 2, TP. HCM.
Một mẫu tin chuyển giao người giúp việc của cư dân Thảo Điền, quận 2, TP. HCM.

Ngoài những thứ mang sang từ nước ngoài như bột ngũ cốc, bánh ngọt và trà hầu như bạn tôi không ăn ở ngoài vì sợ lạ bụng, thực đơn mỗi ngày đều do người giúp việc chuẩn bị. Đó là ly sinh tố mãng cầu xay sẵn trong tủ lạnh, đĩa đu đủ đã cắt sẵn trên bàn, bánh cupcake vừa lấy ra từ lò. Phòng tắm là các loại khăn thích ứng với chức năng riêng, khăn cần thay thì để lên sàn, khăn dùng lại thì treo lên giá…

Cao ốc Masteri Thảo Điền nơi tôi đang ở cũng phải cạnh tranh lẫn nhau để được sở hữu người giúp việc. Nếu chủ nhà đãi ngộ tốt thì họ chỉ làm cho bạn, ngược lại họ chỉ làm thời vụ mà luôn kín lịch.

Osin nhà tôi là nhân viên của công ty dịch vụ tòa nhà. Chị Nh. nhận làm thời vụ 70 ngàn đồng/giờ. Những lúc cao điểm thì chồng chị làm thay, trung bình một ngày cả hai làm 8 căn chỉ trong vài tiếng giải lao của giờ trưa khung 12-13 giờ và chiều trong khung 16-17 giờ.

Vì được đào tạo từ công ty vệ sinh chuyên nghiệp nên nhà tôi không phải chuẩn bị gì, họ có sẵn thiết bị lau nhà và máy hút bụi chuyên dụng, biết dùng dung dịch nào cho sàn gạch và cho sàn gỗ, có dụng cụ quét góc và làm bóng kính sao cho nội thất luôn bền và kéo dài tuổi thọ.

Thiết bị nhà bếp luôn được họ sử dụng thông minh giúp tiết kiệm nhiên liệu cho gia chủ.

Tiếng Anh tốt, dịch vụ chuyên nghiệp, họ được lòng đa số cư dân phương Tây sống tại đây. Ngoài tiền thù lao họ luôn được nhận tip. Người Mỹ có câu “Tip or die” cho thấy văn hóa tip rất thông dụng và được mang sang Việt Nam.

Một người hàng xóm nói với tôi: “Bạn cứ thử đến khách sạn nước tôi, nếu ngày đầu tiên bạn không tip thì hôm sau không có nhân viên nào phục vụ cho bạn cả”.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.
'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.