Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đến tòa hòa giải ly hôn lần 3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đến tòa với áo vest đen, quần trắng, cổ quấn khăn rằn, vui vẻ cười với mọi người. Tuy nhiên, bà Thảo không xuất hiện.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đến toà sáng nay
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đến toà sáng nay



Sáng 14/9, Toà án Nhân dân TPHCM mở phiên hoà giải lần thứ 3 vụ ly hôn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo - những người gắn bó với thương hiệu nổi tiếng Cà phê Trung Nguyên.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đến toà lúc 9h trong trang phục tương tự như đã xuất hiện vào lần hoà giải trước: Áo vest đen, quần trắng, giầy trắng, cổ quấn khăn rằn. Một bên vai ông Vũ đeo túi vải, một tay cầm chiếc tẩu to. Ông Vũ tươi cười khá vui vẻ với những người có mặt trong sân Toà án Nhân dân TPHCM.

Đến gần 10h, bà Lê Hoàng Diệp Thảo vẫn không thấy đến Toà theo triệu tập. Thẩm phán Nguyễn Văn Xuân, người chủ trì phiên hoà giải cho biết, phiên hoà giải tiến hành bình thường với người đại diện phía bà Thảo.

Tham gia phiên hoà giải, về phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ là luật sư Trương Thị Hoà, về phía bà Lê Hoàng Diệp Thảo là luật sư Phan Trung Hoài. Luật sư Phan Trung Hoài cho biết, trọng tâm của phiên hoà giải hôm nay, hai bên làm rõ việc thẩm định giá của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Trung Nguyên.

Trước đó, Toà án Nhân dân TPHCM đã có 2 lần hoà giải không thành vào các ngày 3/8 và 14/8. Hội đồng xét xử cũng đã triệu tập phiên toà ly hôn vào ngày 5/9 nhưng bà Thảo có đơn yêu cầu huỷ phiên toà này do chưa làm rõ vấn đề định giá tài sản.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên. Còn bà Lê Hoàng Diệp Thảo, hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên.

Liên quan việc phân chia tài sản, đại diện phía Trung Nguyên cho biết trên thông tin đại chúng rằng được chia ra hai phần, tài sản chung là cổ phần liên quan tại Tập đoàn Trung Nguyên và tài sản chung ngoài Trung Nguyên của hai vợ chồng như tiền bạc, bất động sản…

Còn phía bà Thảo cho biết, từ năm 2015 đến nay, kể từ khi bị loại ra khỏi Trung Nguyên bà Thảo đã không được thông báo về hoạt động kinh doanh và nhận cổ tức. Ngoài ra, những người điều hành ở Trung Nguyên không thực hiện việc định giá tài sản cũng như bất hợp tác trong việc kiểm toán Trung Nguyên - mà theo bà đây là những hoạt động cơ bản và cần thiết cho việc xét xử ly hôn.

Ngày 17/11/2015, bà Thảo nộp đơn ly hôn lên Toà án Nhân dân TPHCM. Vào tháng 8/2017, Toà án Nhân dân TPHCM đã áp dụng biện pháp bảo vệ khẩn cấp tạm thời để bảo vệ khối tài sản của cặp vợ chồng giàu có này.

Điểm lại trong khoảng 4 năm qua, vợ chồng ông Vũ, bà Thảo đã xảy ra nhiều vụ kiện pháp lý. Năm 2015, bà Thảo từng kiện ông Vũ yêu cầu khôi phục vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực Tập đoàn Trung Nguyên. Năm 2017, ông Vũ cũng kiện bà Thảo yêu cầu giao lại Nhà máy cà phê ở tỉnh Bắc Giang và bồi thường trên 1.700 tỷ đồng vì gây thiệt hại cho Trung Nguyên IC. Ngay đầu năm nay, ông Vũ đã kiện bà Thảo chiếm đoạt các con dấu. Sau đó, Toà Kinh tế Toà án Nhân dân TPHCM đã xử sơ thẩm vụ kiện này và tuyên ông Vũ thắng kiện. Tuy nhiên bà Thảo đã kháng cáo bản án này.

Vợ chồng “vua cà phê” Trung Nguyên từng kiện nhau ra các toà án tỉnh Bình Dương, tỉnh Bắc Giang, TPHCM và thậm chí sang tận toà án Singapore.

Huy Sơn/VOV

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.