Nuôi hươu-loài thú đội thứ "đại bổ" trên đầu, 9X Bắc Giang thu hàng trăm triệu/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhờ nuôi hươu lấy nhung, bán hươu giống đã giúp anh Vũ Văn Sơn, sinh năm 1991 (xã Đồng Hưu, huyện Yên Thế, Bắc Giang) có thu nhập 200 triệu đồng mỗi năm. Cơ sở của anh Sơn cung cấp nhung hươu và hươu sao giống chất lượng nên được nhiều người muốn nuôi hươu tìm đến.
Chia sẻ với bạn đọc, anh Sơn nhớ lại, trước đây làm công nhân cho một công ty tại địa phương, thu nhập thấp lại không ổn định.
Nhận thấy, quanh vùng nhiều hộ đã chuyển sang nuôi hươu lấy nhung và bán hươu giống. Thấy đây là một mô hình chăn nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp, năm 2010, anh Sơn đã mạnh dạn đầu tư vốn nuôi hươu sao.
Theo anh Sơn, hươu vốn là động vật hoang dã, nhưng khi đã thuần thì rất dễ nuôi, ít gặp dịch bệnh.
Theo anh Sơn, hươu vốn là động vật hoang dã, nhưng khi đã thuần thì rất dễ nuôi, ít gặp dịch bệnh.
Anh Sơn kể tiếp, ban đầu đã mua 5 con hươu đực về nuôi thử, bản thân cũng không nghĩ đây lại là động vật dễ nuôi như vậy. 
Chỉ cần lấy lá cây rừng, cắt cỏ làm thức ăn cho hươu. Sau đó, anh đã tiếp tục mua thêm hươu giống về nuôi. Hiện, đàn hươu sap của gia đình anh Sơn luôn duy trì trên 20 con, vừa khai thác nhung và hươu sinh sản (trong đó, 5 hươu cái và 15 hươu đực).
Anh Sơn chia sẻ: Ban đầu, khi bắt tay vào nuôi hươu, tôi học hỏi kinh nghiệm nuôi hươu từ các trang trại nuôi hươu ở quanh vùng và nghiên cứu, tìm hiểu thêm kỹ thuật nuôi hươu qua sách báo, mạng internet. Sau một thời gian, tôi thấy khí hậu, đất đai và nguồn thức ăn tại địa phương cũng rất thích hợp để nuôi loài hươu sao. So với các loại vật nuôi khác thì nuôi hươu ít bị dịch bệnh hơn.
"Hươu vốn là loài động vật hoang dã, có sức đề kháng cao, vì vậy rất dễ chăm sóc, nuôi dưỡng. Hươu sao này ăn tạp và thức ăn của hươu luôn có sẵn trong tự nhiên. Hầu hết các loại cỏ, rau và các loại lá cây đều là thức ăn ưa thích của loài hươu. Vì thế, người nuôi hươu chỉ phải bỏ công ra chăm sóc, chứ không tốn thêm một loại chi phí nào khác” - anh Sơn chia sẻ.
Theo anh Sơn, trọng lượng của mỗi cặp nhung hươu khu cắt đạt từ 0,5 - 0,7kg.
Theo anh Sơn, trọng lượng của mỗi cặp nhung hươu khu cắt đạt từ 0,5 - 0,7kg.
Chăm sóc hươu cũng không tốn nhiều công, bởi loài vật này chỉ ăn các loại cỏ, lá sắn, lá cây rừng (xoan, keo, ngõa…). Hươu ăn không nhiều, mỗi con chỉ ăn 3 - 4 kg cỏ, lá/ngày. 
Để chủ động nguồn thức ăn cho hươu, anh Sơn trồng thêm cỏ, ngô. Chỉ đến lúc hươu bắt đầu mọc nhung thì mới cần chế độ chăm sóc đặc biệt hơn để nhung hươu đạt chất lượng cao.
"Cần quan tâm tới chế độ ăn, uống, nghỉ dưỡng cho hươu sao, theo dõi thay đổi thời tiết. Đối với những con hươu chuẩn bị lên nhung thì cho ăn tinh bột bắp, gạo nếp. Ngoài ra, còn cho hươu ăn thêm mít, chuối, đu đủ, các loại củ, quả..." - anh Sơn tiết lộ với phóng viên.
Hươu là loài ăn các loại cỏ, lá sắn, lá cây rừng... Hươu ăn không nhiều, mỗi con chỉ ăn 3 - 4 kg cỏ, lá/ngày.
Hươu là loài ăn các loại cỏ, lá sắn, lá cây rừng... Hươu ăn không nhiều, mỗi con chỉ ăn 3 - 4 kg cỏ, lá/ngày.
Với kinh nghiệm hơn nuôi hươu hơn 10 năm, theo anh Sơn, tuy vốn đầu tư nuôi hươu ban đầu lớn, nhưng sản phẩm nhung hươu, hươu giống dễ bán, thị trường ổn định, giá cao. Nhiều thương lái, thậm chí các nhà thuốc đông y ở các huyện, tỉnh, thành phố lân cận tìm đến nhưng cũng không có đủ sản nhung để bán.
Hàng ngày, anh Sơn thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Thức ăn cho hươu lấy về rửa thật sạch đất cát rồi mới cho hươu ăn. Nếu chăm sóc tốt chỉ cần sau hơn 1 năm nuôi, hươu đực bắt đầu ra lộc nhung. 
Trọng lượng của mỗi cặp nhung hươu nặng từ 0,5 - 0,7kg. Nếu được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng có cặp nhung nặng trên 1kg, mỗi năm có thể cắt nhung từ 1 - 2 lần/con. Nếu chăm sóc tốt, 1 con hươu có thể cho khai thác nhung lên tới gần 30 năm.
Nhung hươu thường bắt đầu mọc vào mùa xuân và cắt nhung hươu vào khoảng tháng 2 (âm lịch). Sau 8 tháng nhung hươu sẽ tự mọc lại.
Nhung hươu thường bắt đầu mọc vào mùa xuân và cắt nhung hươu vào khoảng tháng 2 (âm lịch). Sau 8 tháng nhung hươu sẽ tự mọc lại.
Trung bình mỗi năm hươu cái sinh sản 1 lứa, còn hươu đực nếu chăm sóc tốt sẽ cho 1 đến 2 lần cắt nhung. Giá bán 1,7 triệu đồng/100g nhung hươu và hươu giống bán với giá từ 15 đến 25 triệu đồng/con.
Theo anh Sơn, nhung hươu là dược liệu quý, ví như thứ thực phẩm
Theo anh Sơn, nhung hươu là dược liệu quý, ví như thứ thực phẩm "đại bổ", được người tiêu dùng ưa chuộng, nên hầu hết nhung cắt bán đều có khách đặt trước.
Ðặc biệt, để không ảnh hưởng đến sức khỏe của hươu cũng như chất lượng nhung, khi cắt phải dùng dụng cụ được khử trùng cẩn thận.
Cắt nhung hươu xong phải cầm máu nhanh để tránh mất sức cho hươu. Sau đó, cho hươu ăn nhiều hơn ngày thường và bổ sung thức ăn tinh bột, giúp chúng nhanh hồi sức.
Nuôi hươu lấy nhung không khó, nhưng đã mang lại thu nhập cao cho gia đình anh Sơn .
Nuôi hươu lấy nhung không khó, nhưng đã mang lại thu nhập cao cho gia đình anh Sơn .
Năm 2019, từ số tiền bán nhung hươu và hươu giống, anh Sơn đã có thu được khoảng 200 triệu đồng. "Cũng nhờ nuôi hươu sao mà gia đình tôi đã giúp cuộc sống của gia đình tôi luôn có thu nhập ổn định”.
Nhờ thành công với mô hình nuôi hươu lấy nhung và nuôi hươu sinh sản, nhiều hộ dân tại địa phương cũng đã đến trang trại của anh Sơn để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi hươu, cùng nhau phát triển nghề nuôi hươu, nâng cao thu nhập.
Minh Ngọc (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.