Nuôi heo đặc sản "cháy" hàng dịp tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mê chăn nuôi, Phan Như Cơ (ở Quảng Nam) rời phố về quê nuôi heo rừng lai, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình có nghề chăn nuôi nên từ nhỏ Phan Như Cơ (31 tuổi, ở xã Tam Lãnh, H.Phú Ninh, Quảng Nam) khá thích thú với công việc này. Năm 2017, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Cơ ra TP.Đà Nẵng làm việc ở một công ty viễn thông với thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng. Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát khiến công việc trở nên khó khăn, anh quyết định về quê, tìm hướng đi mới.

Anh Phan Như Cơ rời phố về quê nuôi heo đặc sản.
Anh Phan Như Cơ rời phố về quê nuôi heo đặc sản.
Từ “nền tảng” chăn nuôi của gia đình, anh quyết định xây dãy chuồng heo giống theo mô hình khép kín với tổng đàn 500 con heo rừng lai và heo đen bản địa, trong đó duy trì từ 50 - 60 heo giống bố mẹ.
Anh Cơ cho biết heo đen bản địa thịt chắc, thơm ngon, mỡ ít và giòn. Heo đen có sức đề kháng mạnh, thích ứng với khí hậu khắc nghiệt. Giống heo này nhỏ con hơn heo rừng, chỉ cần đạt trọng lượng 30 kg hơi là đã có thể mổ thịt, heo sữa thả nuôi 75 - 100 ngày có thể xuất bán. Giá heo dao động từ 180.000 - 200.000 đồng/kg heo hơi (khoảng 4 - 5 triệu đồng/con). Thịt heo đã sơ chế, đóng gói, hút chân không được bán với giá 300.000 - 350.000 đồng/kg.
Hiện anh Cơ đang đảm nhận chức vụ Phó giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Đức Phú với sản phẩm thịt heo mang tên “A.Pi” có tiếng ở Quảng Nam và các vùng lân cận. HTX chịu trách nhiệm cung ứng giống heo cho xã viên và đứng ra bao tiêu hoặc hỗ trợ đầu ra cho nông dân. Bên cạnh đó, anh Cơ cũng đang đa dạng hóa nguồn cung, kênh tiêu thụ đồng thời tự túc việc giết mổ, sơ chế, cung ứng thịt đến địa chỉ đặt hàng qua điện thoại, mạng xã hội hay cơ sở, quán ăn, nhà hàng trong và ngoài địa phương.
Dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng trong năm 2021 HTX Tâm Đức Phú vẫn cung ứng ra thị trường hơn 300 con heo giống và heo thịt các loại, giúp các xã viên thu nhập trung bình mỗi người 100 triệu đồng/năm. Riêng gia đình anh Cơ thu nhập khoảng 700 triệu đồng. “Dù chăn nuôi với quy mô HTX nhưng mỗi lần tết đến vẫn không đủ thịt để bán. Thường đầu tháng 12 âm lịch là nhu cầu thịt heo tăng rất nhiều, khách hàng sẽ đặt nguyên con, số lượng heo không đủ để cung cấp”, anh Cơ chia sẻ.
Sản phẩm heo đặc sản của HTX Tâm Đức Phú chủ yếu xuất đi thị trường Quảng Nam, Quảng Ngãi, TP.Đà Nẵng. Anh Cơ đang có ý tưởng biến xã Tam Lãnh thành vùng chuyên nuôi heo rừng. Con heo rừng sẽ là đặc sản của vùng đất này.
Theo Mạnh Cường (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với đức tính năng động và sáng tạo, anh Cao Đình Khánh-Bí thư Chi Đoàn thôn Ia Lâm Tốk (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) đã trở thành điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi ở địa phương. Hiện nay, mô hình đa cây đem lại cho gia đình anh nguồn thu nhập mỗi năm trên 600 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Gần nửa năm cùng nhau đi thu gom vỏ chuối, rồi trải qua hàng trăm lần gửi trả về mẫu đo đạc, nhóm sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã chế tạo thành công Pin Lithium từ phế phẩm nông nghiệp.
Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cách đây một năm, dư luận dậy sóng trước thông tin một số ngành nghề bị các nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikToker) nhận xét là "vô dụng nhất", "dễ thất nghiệp", "không có tương lai". Đến nay, xu hướng tìm hiểu ngành nghề qua TikTok vẫn sôi động, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

(GLO)- Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Đặng Bá Hiền-Nhân viên thủ kho (Cục Kỹ thuật, Quân đoàn 3) có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng vào công tác được cấp trên đánh giá cao. Nhiều năm liền, anh đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.