Nữ sinh 9X thành 'bà chủ' chăm sóc sắc đẹp từ 2 bàn tay trắng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bỏ qua mọi dị nghị của dân làng, cô sơn nữ Nhữ Thị Trang (23 tuổi, ở huyện miền núi Eakar, Đắk lắk) quyết tâm xuống Thủ đô học nghề Chăm sóc sắc đẹp và khởi nghiệp thành công từ 2 bàn tay trắng.

 
Nhữ Thị Trang (áo đen, giữa) và các tác phẩm của thí sinh tại Kỳ thi tay nghề quốc gia năm 2018
Nhữ Thị Trang (áo đen, giữa) và các tác phẩm của thí sinh tại Kỳ thi tay nghề quốc gia năm 2018



Mạnh dạn khởi nghiệp khi mới là sinh viên năm thứ 2, Trường cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, sau 3 năm, Nhữ Thị Trang đã sở hữu 2 Trung tâm Spa chăm sóc sắc đẹp, có doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Cô còn được mệnh danh là người có “đôi tay vàng” ở các cuộc thi thợ giỏi trong nước và quốc tế.

Tay trắng thành… tay vàng

Trang quê ở Hải Dương nhưng theo bố mẹ vào tận Đắk Lắk sinh sống. Trang cho biết, tốt nghiệp THPT, cô thích ngành y nhưng tự lượng sức mình không thể đỗ được, nên muốn chọn một ngành có liên quan tới chăm sóc sức khỏe con người. Trang được biết Trường cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội là trường đầu tiên mở mã ngành Chăm sóc sắc đẹp. Vì thế, dù ở tận Đắk Lắk, cô vẫn quyết tâm ra Hà Nội học tập.

“Bố mẹ kịch liệt phản đối vì thấy trường ở xa quá. Ở quê mọi người lại có cái nhìn không tốt về nghề này. Chỉ thấy cái gì liên quan đến gội đầu, cắt tóc là xì xào, nên họ đồn thổi mình làm nghề không đứng đắn...”, Trang chia sẻ về áp lực khi chọn nghề.


 

 18 tuổi, Trang quyết định từ miền núi xuống Thủ đô để học nghề Chăm sóc sắc đẹp
18 tuổi, Trang quyết định từ miền núi xuống Thủ đô để học nghề Chăm sóc sắc đẹp



Trang đã phải nói dối bố mẹ xuống Hà Nội ôn thi, đợi năm sau thi nghề khác để họ yên tâm. Thời gian đầu ra học ở Hà Nội, Trang gặp rất nhiều khó khăn. Bố mẹ Trang chỉ làm nông nghiệp, lại nuôi 2 đứa em, nên kinh tế gia đình eo hẹp. “Khó khăn lớn nhất với mình là tài chính. Lúc nào mình cũng phải lo trang trải cuộc sống”, Trang kể.

Ngay từ năm thứ nhất, cô đã vừa đi học, vừa đi làm thêm. “Khi học trong trường, mặc dù thực hành là 70%, lý thuyết chỉ 30%. Tuy nhiên, khi so sánh với thực tiễn công việc, mình vẫn thấy kiến thức trong trường thường bị hạn chế theo giáo trình, muốn áp dụng được tốt trong thực tiễn cần phải mày mò, nghiên cứu. Đó cũng là lí do mình đi làm thêm”, Trang nói.

Việc làm thêm không chỉ giúp Trang có thêm thu nhập còn có thêm rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Do yêu thích ngành học nên Trang cũng nhanh chóng bén duyên với các cuộc thi tay nghề. Trang đã giành giải nhất tại Hội thi tay nghề Quốc gia năm 2016 và đạt chứng chỉ xuất sắc tại Kỳ thi tay nghề ASEAN được tổ chức tại Malaysia năm 2016. Trang vừa được T.Ư Đoàn tôn vinh là 1 trong 64 Người trợ trẻ giỏi toàn quốc 2017.


 

Trang (đầu tiên, bên trái) làm giám sát viên tại Cuộc thi tay nghề quốc gia năm 2018
Trang (đầu tiên, bên trái) làm giám sát viên tại Cuộc thi tay nghề quốc gia năm 2018



“Bà chủ 9X”

Vừa cố gắng học tốt ở trường, Trang vừa duy trì đều đặn việc làm thêm. Vì thế, đến năm thứ 2, cô đã tích lũy được một số vốn nho nhỏ và bắt tay khởi nghiệp. “Trong quá trình học tập và được trải qua nhiều kỳ thi chuyên môn, mình đã khởi nghiệp và bước đầu thành công với mô hình Trung tâm Spa chăm sóc sắc đẹp quy mô nhỏ, 1 địa điểm tại TP. Bắc Ninh, 1 địa điểm tại TP.Hà Nội. Mỗi địa điểm có 10 nhân viên làm việc, phần lớn là sinh viên Trường cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, nhằm tạo điều kiện cho các bạn được thực hành trải nghiệm và có thêm thu nhập”, Trang chia sẻ.

Trang cũng cho biết, doanh thu từ 2 trung tâm trung bình từ 160 - 240 triệu/ 1 tháng. Tuy nhiên thấy mô hình này không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, nên Trang đang chuẩn bị các điều kiện để nâng cấp thành Viện thẩm mỹ và đào tạo nghề chăm sóc sắc đẹp.

 

Bà chủ Trang đang hướng dẫn nhân viên chăm sóc da cho khách
Bà chủ Trang đang hướng dẫn nhân viên chăm sóc da cho khách



Trang cho biết, các cuộc thi tay nghề chính là cơ hội quý giá để cô giao lưu, học hỏi với bạn bè trong nước và thế giới. Đặc biệt, nó giúp cô hiểu những quy chuẩn làm nghề. Trang cho biết: “Những quốc gia phát triển về ngành chăm sóc sắc đẹp như Hàn Quốc, họ có những bộ quy chuẩn riêng. Còn ở Việt Nam, các Spa, thẩm mỹ viện hiện đang làm rất lộn xộn, thiếu chuyên nghiệp, mỗi chỗ một kiểu nên khách hàng là người gánh chịu rủi ro. Các cuộc thi dạy cho mình hiểu thế nào là đạt chuẩn quốc tế”.

Trang kể cô từng đi làm thêm cho một Spa với mức lương quản lý vài chục triệu đồng 1 tháng, nhưng đã nghỉ việc khi chứng kiến trung tâm quảng cáo sai sự thật, khiến da của khách hàng ngày càng mỏng đi, không thể phục hồi. Vì thế, Trang càng quyết tâm mở Spa của riêng mình để khởi nghiệp.


 

Cô sơn nữ năm xưa giờ trở thành giảng viên, bà chủ trẻ của các Trung tâm Spa ở Hà Nội
Cô sơn nữ năm xưa giờ trở thành giảng viên, bà chủ trẻ của các Trung tâm Spa ở Hà Nội



Không chỉ lo cho bản thân, Trang còn lo cho cuộc sống của 2 đứa em khi đưa chúng từ quê xuống thành phố để mưu sinh. “Nói về khó khăn thì nhiều lắm, mình đi học hay khởi nghiệp, lúc nào cũng trong tình trạng thiếu thốn, nhưng mình không gục ngã, vẫn phải bước tiếp. Không một ngày nào mình không lo lắng cho cuộc sống của 2 đứa em. Khi khó khăn nhất, mình nghĩ đến bố mẹ và 2 đứa em, lại có động lực phấn đấu vươn lên”, Trang trải lòng.

Hiện Trang đã tốt nghiệp, vừa làm tại các Trung tâm Spa, cô vừa tham gia giảng dạy tại Trường cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội và các trường nghề khác. Mơ ước của Trang sau này là mở chuỗi hệ thống đào tạo nghề và chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Vì thế, cô đang tích cực tham gia các chương trình đào tạo của nước ngoài để nâng cao kiến thức. Trang cũng mong muốn được sang Hàn Quốc du học để có thêm kiến thức, phát triển Trung tâm Spa của mình theo tiêu chuẩn quốc tế.

Vũ Thơ (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.