Nông sâu đường đến Olympic

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thể thao Việt Nam hiện đã có 12 suất dự Olympic, gần với mục tiêu 14-15 suất chính thức.

Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta hoàn thành kế hoạch đặt ra, con số này vẫn khiêm tốn nếu so với Thái Lan, nhiều khả năng có hơn 40 suất và kém hơn so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Singapore.

Thực tế này không nằm ngoài dự đoán. Chúng ta đã nhìn thấy điều này qua thành tích thi đấu ở Asiad 19, nơi mà thể thao Việt Nam vẫn chưa thể cải thiện vị thế quốc tế so với những đối thủ quen thuộc SEA Games. Thông qua cuộc đua giành vé đến Olympic, có thể nói những thách thức cho chiến lược phát triển thể thao Việt Nam vẫn vô cùng khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải quyết liệt và có những thay đổi mang tính cách mạng.

Mặc dù Olympic diễn ra 4 năm một lần nhưng những suất tham gia chủ yếu được chọn lựa thông qua các cuộc thi đấu đẳng cấp thế giới vẫn được tổ chức định kỳ hàng năm. Điều này có nghĩa các vận động viên (VĐV) đến được với Thế vận hội thường phải duy trì đẳng cấp và thành tích thi đấu của mình một cách liên tục. Yếu tố may mắn, nếu có cũng rất ít. Mọi thứ phụ thuộc vào thực lực của VĐV, quá trình đầu tư trong tập luyện để cải thiện thành tích.

Trong số các môn đã giành được vé đến Paris năm nay, chỉ có bắn súng được xem là môn thế mạnh của thể thao Việt Nam và cũng có cơ hội tạo được dấu ấn đặc biệt ở Olympic. Tuy nhiên, ngay chính môn thi đấu mà chúng ta từng có chiếc huy chương vàng lịch sử tại Rio 2018, đến SEA Games 2019 ở Philippines, bắn súng Việt Nam “trắng tay”. Chi tiết này phản ảnh công tác đầu tư cho các môn trọng điểm vẫn nhiều bất cập, còn phụ thuộc tính thời điểm của từng thế hệ VĐV. Vì vậy không chỉ hạn chế về số suất dự Olympic mà khả năng để thể thao Việt Nam tạo kỳ tích tại đấu trường thế giới này cực kỳ khó.

Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á đã thay đổi tư duy đối với thể thao đỉnh cao từ lâu. Thái Lan từng công khai xem nhẹ thành tích ở SEA Games cách đây cả thập niên. Malaysia và Singapore không đặt nặng thứ hạng trên bảng tổng sắp ở một kỳ đại hội. Về mặt khách quan, dù có nhiều thay đổi nhưng SEA Games đến nay còn nặng tính dàn trải, với tính cạnh tranh và áp lực thi đấu không quá lớn, không còn là đấu trường chủ lực của các VĐV đang ở đẳng cấp châu Á hay thế giới. Chưa kể, một số thành tích tại SEA Games không được các tổ chức thể thao công nhận nên không ít VĐV chuyên nghiệp từ chối tham gia để tập trung nhiều hơn cho những giải đấu giúp họ cải thiện thứ hạng cá nhân.

Dù sao, qua những suất dự Olympic đã đạt được, có thể thấy thể thao Việt Nam đủ khả năng tiếp cận trình độ thế giới ngay cả với những môn khó, ít phổ biến. Vấn đề đặt ra là chúng ta có thể tập trung và thu hút được nhiều nguồn lực để đầu tư dài hạn cho những môn thể thao giàu tiềm năng ấy hay không. Muốn làm được điều đó, điều đầu tiên và có lẽ là tiên quyết, nên thu hẹp dần số môn thể thao đang sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Tiếp đó, đến lúc “tách nhóm” hoặc “dán nhãn” cho những môn trọng điểm cần tập trung cho đấu trường châu lục và thế giới. Đơn cử như môn thể thao cốt lõi là điền kinh, dù có đầu tư mạnh, chưa bảo đảm sẽ có huy chương Olympic, vì thế nên tập trung toàn lực để cải thiện thành tích một cách lâu dài, đào tạo liên tục các thế hệ, tránh tình trạng đứt gãy như hiện nay.

Đấu trường Olympic như đại dương vừa rộng, vừa sâu. Nỗ lực chinh phục của thể thao Việt Nam không thể chỉ bằng sự hy sinh, cố gắng mà phải có những bước đi cụ thể hơn, kiên nhẫn thu ngắn cách biệt với các quốc gia trong khu vực cũng như châu lục và chờ đợi vận hội ở tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Du lịch lập đỉnh

Du lịch lập đỉnh

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 đạt hơn 2 triệu lượt, tổng 3 tháng đạt hơn 6 triệu lượt, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Đó là kỷ lục chưa từng có với du lịch nước nhà.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Khởi tố 5 đối tượng liên quan đến vụ kẹo Kera không hứa hẹn sẽ thanh lọc được thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) vàng thau lẫn lộn, nhưng là lời răn đe nặng ký với những kẻ đang tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng, coi thường người tiêu dùng.