Nông dân 8X Phú Yên có của ăn của để nhờ nuôi chim bồ câu Pháp đẻ sòn sòn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với bản tính dám nghĩ, dám làm, năng động và chịu khó học hỏi các mô hình làm kinh tế cho hiệu quả, chàng trai trẻ 8X Hồ Minh Hoàng thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên thành công với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp cho thu nhập khá.

Quyết định chọn mô hình nuôi chim bồ câu Pháp

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã An Dân, huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên), chúng tôi đã đến thăm trang trại nuôi chim bồ câu Pháp của anh Hoàng không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô nuôi chim bồ câu Pháp của gia đình được nuôi nhốt trong lồng xếp thành những hàng dài.

Theo anh Hoàng cho biết, sau khi học xong cấp 3, anh không theo đuổi con đường học vấn nữa, mà nung nấu ý tưởng phát triển kinh tế gia đình.

Anh đã mày mò, tìm hiểu nhiều mô hình chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Anh ấn tượng với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Anh thấy chim bồ câu Pháp là loài chim hiền lành, dễ nuôi, thịt là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, mà không đòi hỏi công chăm sóc gì nhiều và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nung nấu với ý tưởng đó, đầu năm 2019, anh đã đầu tư chuồng trại, nuôi thử nghiệm 100 cặp bồ câu Pháp giống VN1 và VN2 bố mẹ. Nhưng do mới bắt đầu nuôi nên chưa có nhiều kinh nghiệm đã làm chết nhiều.

Từ đó, anh dần nghiên cứu đúc kết ưu, khuyết điểm nên anh quyết đinh nuôi theo hướng công nghiệp là nuôi nhốt không thả vì nếu thả sẽ làm hao hụt và khó quản lý, chăm sóc. Nuôi nhốt có thể biết được lượng thức ăn tiêu tốn, quản lý dịch bệnh xảy ra trên đàn chim bồ câu.


 

Anh Hồ Minh Hoàng bên mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của gia đình tại thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Anh Hồ Minh Hoàng bên mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của gia đình tại thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.


Qua hơn 4 tháng nuôi, thì những những cặp bồ câu Pháp còn lại đã cho thu nhập đầu tiên. Anh dần mở rộng mô hình, mua thêm giống để tăng số lượng bầy đàn. Đến nay, chim bồ câu Pháp tại hộ anh Hoàng giao động từ 300-350 cặp, trong đó có khoảng 200 cặp chim bố mẹ.

Chim bồ câu Pháp đẻ 8-9 lứa/năm

Theo anh Hoàng, mô hình này phát triển khá nhanh, chỉ sau 4 - 5 tháng thả nuôi là đã bắt đầu sinh sản lứa đầu và mỗi cặp có thể đẻ được 8 - 9 lứa, trung bình mỗi cặp chim bố mẹ sinh sản 3 -5 năm.

Thời gian chim bồ câu ấp trứng từ 18 - 20 ngày, và sau 40 ngày thì xuất bán chim bồ câu thương phẩm . Mỗi tháng, anh Hồ Minh Hoàng xuất bán 80 - 100 cặp chim các loại , giá 300.000 - 350.000 đồng/cặp chim bố mẹ, 60.000 - 65.000 đồng/cặp chim thương phẩm(chim non). Sau khi trừ chi phi, anh thu về khoảng 10 - 11 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ với chúng tôi anh Hoàng cho hay: Giống chim bồ câu Pháp này thuộc loại dễ nuôi, rất thích hợp với môi trường nuôi nhốt công nghiệp, kháng bệnh tốt.

Thức ăn chủ yếu của chim bồ câu là cám, ngô và lúa trộn đều với tỷ lệ 1:1. anh cho chim ăn 2 lần /ngày vào sáng và chiều. Đối với chim bố mẹ đang chăm con non cho ăn thêm vào buổi trưa.

Ngoài ra, người nuôi chim phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, thức ăn, máng uống phải sạch sẽ, tiêm thuốc phòng bệnh, bổ sung thuốc bổ, chất khoáng định kỳ.

Chim bồ câu Pháp mà trọng lượng lại nặng hơn với những loài chim câu khác, khả năng chăm sóc chim non của bố mẹ rất tốt, tỷ lệ xuất chuồng thành công đạt 90%. Đầu ra ổn định, hiện tại gia đình anh bán chủ yếu là thị trường ở Binh Định và Phú Yên, nhiều khi không đủ số lượng để cung cấp ra thị trường.

Anh cũng ngậm ngùi chia sẻ: Dịch bệnh covid- 19 bùng phát trong những năm trở lại đây nhiều lúc tôi gặp rất nhiều khó khăn về tiêu thụ chim bồ câu. Nhưng với tinh thần dám nghĩ, dám làm anh sẽ không bỏ cuộc với niềm đam mê của mình.

Qua 2 năm thực hiện mô hình nuôi chim bồ câu Pháp, những thành quả đạt được đã nhanh chóng được mọi người chú ý và thường xuyên học hỏi kinh nghiệm.

Anh Hoàng cũng chẳng giấu nghề mà luôn nhiệt tình giúp đỡ bà con phát triển mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Với chàng thanh niên trẻ dám nghĩ, dám làm, ý chí quyết tâm xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu pháp khẳng định là hướng đi đúng đắn phù hợp để đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế quê nhà.

https://danviet.vn/nuoi-chim-bo-cau-phap-de-son-son-nong-dan-8x-phu-yen-co-cua-an-cua-de-xay-duoc-nha-dep-20220703225342149.htm
 

Theo Phan Chân Thuyên (Cổng TTĐT Hội ND tỉnh Phú Yên)

 

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.