NÓI THẲNG: Ăn xổi ở thì với BOT giao thông, hậu quả phải gánh!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau cùng thì bài toán về trạm thu phí T2 thuộc dự án BOT Quốc lộ 91 đã có lời giải với công văn hỏa tốc ngày 7-11 của Bộ GTVT thông báo kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Nhật.
Theo đó, Bộ GTVT thống nhất phương án không thu phí tại trạm T2, cân đối ngân sách nhà nước và địa phương để mua lại dự án, giao cho địa phương quản lý.
Chuyện trạm T2 đã chứng minh hậu quả tất yếu của việc ăn xổi ở thì, đua nhau chạy theo phong trào làm dự án BOT giao thông. 
Trước đó, tuyến tránh Cai Lậy ở tỉnh Tiền Giang vẫn thi công dù đường cao tốc Trung Lương - Cần Thơ đã được duyệt, mà ai cũng biết sau khi cao tốc này đi vào hoạt động, lưu lượng xe trên Quốc lộ 1 qua Cai Lậy sẽ giảm mạnh. Dự án BOT Quốc lộ 91 cũng vậy, vẫn bày ra dù biết rõ cầu Vàm Cống sắp hoàn thành, dự án tuyến tránh Long Xuyên đã duyệt thi công. Để chạy đua với thời gian hoàn vốn thì chỉ còn cách là đặt trạm thu phí T2 sai vị trí, hòng tận thu tất cả các loại phương tiện lưu thông qua lại, bất kể dù có hay không, hoặc chỉ cần sử dụng một phần nhỏ dịch vụ.
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao trong tổng số gần 90 trạm thu phí BOT hiện hành, chỉ khoảng 20% bị phản đối gay gắt, dẫn tới có những trạm phải ngưng hoàn toàn việc thu phí? Và tại sao, trạm T2 hay trạm Cai Lậy tuy đã ngưng thu phí một thời gian dài mà vẫn dây dưa chưa được giải quyết? Vậy số tiền lãi ngân hàng của các chủ đầu tư ai là người đứng ra chịu?
Từ tháng 5-2019, khi các vụ phản đối trạm T2 diễn ra dẫn đến việc phải ngưng thu phí hoàn toàn, sau đó là các cuộc họp giữa địa phương với Bộ GTVT, đều nêu ra phương án di dời trạm này hoặc sử dụng ngân sách nhà nước mua lại một phần hay toàn bộ dự án. Song, lúc đó chính Bộ GTVT đã bác bỏ, với lý do ngân sách eo hẹp. Vụ việc kéo dài tới nửa năm để rồi ra một quyết định mà đúng ra phải được quyết định từ thời điểm đó.
Công văn của Bộ GTVT nêu trên chỉ thấy bàn về vấn đề mua lại, tính toán lại chi phí đã đầu tư, hoàn vốn...; chứ chưa đề cập vấn đề nếu nhà nước đứng ra mua lại thì mua cái gì? Mua lại con đường với hiện trạng đang xuống cấp như hiện nay hay là yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thiện, duy tu sửa chữa con đường sắp được mua?
Vấn đề đặt ra là sau trạm T2, những trạm có số phận tương tự sẽ được giải quyết thế nào? Thời gian càng kéo dài thì càng phát sinh nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tiêu cực. Sự việc đúng ra phải được Bộ GTVT nhìn nhận cái sai và nhanh chóng khắc phục nhưng cách xử lý vẫn kéo dài.
Gấp thì gấp nhưng thiết nghĩ Bộ GTVT không nên theo kiểu ứng phó tạm thời như hiện nay. Bởi lẽ, T2 cũng chỉ là một trong những trạm thu phí vốn bị dư luận phản đối gay gắt, chứ chưa phải là trạm đầu tiên bị tạm ngưng thu phí kéo dài; và vì cách xử lý với T2 cũng sẽ là tiền lệ cho các trạm thu phí còn lại.
Thực ra, cách giải quyết không khó nếu lãnh đạo Bộ GTVT tự đặt mình vào vị trí người dân phải chịu nộp phí khi không sử dụng dịch vụ; đặt mình vào vị trí doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh nhưng lại bị chỉ định thầu loại ra... Lúc đó, bộ mới có cái nhìn công tâm để giải quyết một cách thấu đáo, triệt để các vướng mắc BOT như hiện nay. 
QUANG HUY (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam