Nỗi lòng giáo viên cắm bản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ở vùng rẻo cao huyện Đà Bắc (Hòa Bình), 17 năm qua cô giáo Quách Thị Bích Nụ vẫn đều đặn thức dậy từ 5h sáng chuẩn bị thuyền bè, xỏ vội đôi dép tổ ong để vượt sông, đưa đón nhiều thế hệ học sinh ở Đồng Ruộng - điểm trường xa xôi, khó khăn nhất ở huyện Đà Bắc - đến trường tìm chữ.

 

 Cô giáo Quách Thị Bích Nụ
Cô giáo Quách Thị Bích Nụ.



Bền bỉ vượt sông

Muốn đến Nhạp - điểm trường nhỏ nằm biệt lập giữa lòng hồ sông Đà, hành trình đi học của những em học sinh ở đây tựa như một sự thử thách ý chí. Từ những bản làng xa xôi nằm nép mình trên vách núi cao, ngày nào các em cũng phải vượt qua những con dốc cheo leo, đi thêm một chuyến đò sang sông Đà để đến lớp.

Trong ký ức của cô Nụ, ngày nắng, dòng sông bình lặng thì không sao nhưng hễ trời mưa, những trận gió thốc lên từng đợt, đẩy con thuyền trôi tuột theo các hõm nước sâu thì cô trò ở đây đều khiếp đảm. Mấy nay thời tiết đã trở lạnh, sương muối thường giăng kín mặt sông nên việc đi lại cũng vất vả. Nhiều khi cô Nụ phải đặt báo thức buổi sáng sớm hơn bình thường 30 phút, chèo thuyền ngược xuôi, qua nhà đón từng em học sinh cho kịp giờ vào lớp.

Cô Bích Nụ tâm sự: “Mấy hôm nay thời tiết trở lạnh, sương giăng mù mịt, nhiều khi tôi chèo thuyền trên sông cũng không thể nhìn thấy rõ đường đi. Con đường đến điểm trường Nhạp của cô trò vì thế mà xa xôi, cách trở. Mình vừa phải quan sát, chạy thuyền chầm chậm để đảm bảo an toàn cho các em, vừa phải dò đường để thuyền cập đúng bến. Nhớ nhất là đợt mưa bão vừa qua, giông gió cả tuần, cô trò dù rất muốn đến trường học nhưng không thể nào vượt sông.

Có hôm thuyền vừa bật máy, tôi chạy được một đoạn khoảng 500m thì giông lốc từ đâu bất ngờ ập đến, đánh tạt con thuyền chao nghiêng theo dòng nước cuộn xiết. Biết là nguy hiểm, tay lái phụ nữ còn non yếu nên tôi đành phải tìm cách quay thuyền trở lại bờ gấp, báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường, xin sắp xếp lịch học bù vào những ngày cuối tuần”.

Cô Nụ cười kể, đã là giáo viên ở bản Nhạp thì ai cũng biết bơi lội, cô cũng phải bán con bò để sắm cho mình một chiếc thuyền máy. Muốn đến điểm trường Nhạp thì hầu hết cô trò ở đây đều phải di chuyển qua 2 chặng đường dài. Đi xe hoặc đi bộ ra bến, sau đó di chuyển bằng thuyền với khoảng cách gần 3km trên sông Đà. Thương các em vất vả nên cô đã tình nguyện đứng ra nhận về mình trách nhiệm ngày 2 lần đưa đón các học trò qua sông đến trường. Công việc này đến với cô Nụ theo lẽ tự nhiên như vậy.


 

 Nhiều em học sinh phải vượt qua những con dốc cheo leo, đi thêm một chuyến đò sang sông Đà đến trường tìm chữ.
Nhiều em học sinh phải vượt qua những con dốc cheo leo, đi thêm một chuyến đò sang sông Đà đến trường tìm chữ.



Hành trình gian nan

Gần 17 năm đưa đón nhiều thế hệ học sinh ở xã Đồng Ruộng đến lớp, các em nhỏ ở bản Nhạp thường có thói quen đi đâu cũng gọi cô Nụ là mẹ. Có hôm trời mưa bão, thuyền không thể cập bến, cô Nụ còn chăm lo cả bữa ăn, giấc ngủ cho các em mà không hề tính toán thiệt hơn. Thấy vậy, nhiều gia đình ở khu vực lòng hồ sông Đà đã rất cảm mến. Mỗi khi thấy cô Nụ chạy thuyền ngang qua là họ thường í ới gọi lại, bữa thì tặng cô can xăng, hôm thì vài nải chuối rừng chín coi như là món quà nhỏ để cảm ơn.

Là giáo viên mầm non tại điểm trường Nhạp, đã có không ít lần cô Nụ bật khóc bởi những khó khăn, thiệt thòi. Thấy cô lọ mọ sớm hôm, vất vả chạy thuyền ngược xuôi để đón từng em học sinh đến trường, anh Đồng - chồng cô Nụ hiền lành là vậy cũng phải gắt lên, bảo mệt quá thì nên nghỉ. Nhưng thấy cô nhiệt tình, quyết tâm quá nên anh chỉ dám giận dỗi một lúc rồi thôi. Sáng sớm hôm sau, anh vẫn dậy sớm cùng vợ chuẩn bị đồ đạc, kiểm tra thuyền bè để cô kịp giờ đưa đón học sinh đến trường.

"Các em học sinh ở đây chủ yếu là người dân tộc Tày, Mường, Thái. Trong khó khăn như vậy mới thấy tinh thần hiếu học của các em mạnh mẽ thế nào. Có hôm đang đi ra giữa sông thì trời đổ mưa nặng hạt, thuyền không có mái che nên cô trò đều ướt sũng, run lập cập vì lạnh. Lúc đó, tôi đã cố kìm lòng không khóc, vội vàng quay thuyền đưa các con trở lại trường trú tạm, chờ khi mưa tạnh hẳn.

Đưa đón các em học sinh qua sông, tôi vừa thấy vui mà lòng cũng không khỏi lo lắng. Vui vì con đường đến trường vất vả là vậy nhưng bọn trẻ ở đây vẫn kiên trì học tập, chăm ngoan. Nhiều em siêng năng, trong lúc cô lái thuyền qua sông còn mang sách vở ra để ôn bài. Phần lo vì mình là người nhận trách nhiệm đưa đón nên phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nhiều khi tập trung lái thuyền thật đấy nhưng mắt tôi lúc nào cũng phải để ý 24/24, nhắc nhở bọn trẻ không được nghiêng ngả, đùa nghịch trên sông” - cô Nụ nói.

Giảng dạy ở điểm trường Nhạp gần 4 năm, cô Lường Thị Tuyết (SN 1976, giáo viên khối tiểu học) cũng khắc khoải trong tim hình ảnh những cô cậu học trò không quản ngại khó khăn, vất vả, điều kiện học tập thiếu thốn để đến lớp. Điểm trường Nhạp xa xôi, lớp học chỉ được dựng tạm bằng tấm tôn lá đơn sơ. Mùa đông, những luồng gió rét trên sông Đà thốc vào từng đợt, cô Tuyết cùng các học sinh phải ngồi thu lu, co cụm lại một góc để học bài. Hay để tránh cái nắng gay gắt của mùa hè, mái tôn lợp phả hơi nóng hầm hập, cô trò không ngồi được ở trong lớp đành phải rủ nhau vác bàn ghế ra sau trường. Chưa kể những hôm mưa bão, dòng sông Đà dữ dội hơn thường ngày, em nào không thấy đến lớp thì các thầy cô ở đây phải chạy đôn đáo, dò hỏi thông tin, vừa dạy học vừa lo thấp thỏm không biết do các em ốm đau hay có qua sông an toàn không?

Ông Quản Văn Giang - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình) chia sẻ, ở điểm trường Nhạp (xã Đồng Ruộng), nhiều em học sinh phải qua sông, qua đò mới có thể đi học. Khó khăn là vậy, nhận được sự quan tâm của Sở Giáo dục, UBND huyện Đà Bắc nên chất lượng giảng dạy ở điểm trường xã Đồng Ruộng đã không ngừng được nâng cao. Trường mầm non Đồng Ruộng cũng đã được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt, là một điểm sáng trong ngành giáo dục huyện Đà Bắc.

Theo ông Giang, có được những thành tích này thì phải kể đến công lao của tập thể Ban Giám hiệu nhà trường, Hội đồng sư phạm trường Mầm non Đồng Ruộng, trong đó có cô giáo Quách Thị Bích Nụ. Ngoài công việc chính của mình thì cô Nụ còn thường xuyên quan tâm, giúp đỡ nhiều em học sinh ở điểm trường Nhạp qua sông, đến trường đi học mỗi ngày.


https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/noi-long-giao-vien-cam-ban-1112876.ldo

Theo Bài và ảnh LAN NHI (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.