Nơi "chắp cánh" cho học sinh người dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện An Biên (tọa lạc tại ấp Bảy Chợ, xã Đông Thái) chính thức đi vào hoạt động từ năm học 2016 - 2017 đã giúp hàng trăm học sinh (HS) người dân tộc thiểu số (chủ yếu người dân tộc Khmer) ở 4 huyện vùng U Minh Thượng có điều kiện đến trường và học tập tốt hơn.

Hiệu trưởng Huỳnh Văn Tiền cho biết, ngay năm học đầu tiên, trường đã tuyển được 187 HS các lớp 6, 7 và 8 (không có HS lớp 9) ở 4 huyện thuộc vùng U Minh Thượng; triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Kết thúc năm học 2016 - 2017, có 69% HS đạt loại khá, giỏi.

 

Giờ học theo Mô hình “Trường học mới” tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện An Biên.
Giờ học theo Mô hình “Trường học mới” tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện An Biên.

Đây là kết quả ngoài mong đợi, vì hầu hết HS đều là con em đồng bào Khmer, nhà nghèo và đều mới “gom quân” ở các trường khác về. Để góp phần giúp các em có điều kiện đến trường, trường thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi đối với HS diện chính sách xã hội, HS người dân tộc thiểu số, HS vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (mua bảo hiểm y tế cho 100% HS, hưởng học bổng bằng 80% lương cơ bản, truy cấp chênh lệch học bổng cho HS kịp thời và nhiều ưu đã khác).

Năm học 2017 - 2018, trường đã tuyển mới HS lớp 6 và tiếp nhận HS  lớp 7, lớp 8. Hiện toàn trường có 8 lớp với 233 HS từ lớp 6 đến lớp 9. Nhằm tạo cảnh quan “Xanh - sạch - đẹp và an toàn”, thay vì trồng hoa, cây cảnh, trường đã tiến hành thực hiện Mô hình “Vườn rau sạch - an toàn thực phẩm” (từ tháng 10.2016 đến nay). Sau một năm thực hiện mô hình, tập thể các lớp đã thu về hơn 1 triệu đồng/tháng/lớp. Số tiền này được sử dụng làm nguồn qũy cho lớp để mua sắm các trang thiết bị phục vụ các hoạt động của lớp và đóng góp vào nguồn qũy của liên đội để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn nghệ, thể dục thể thao…

Khu nội trú của trường chia làm 30 phòng với 2 khu nam - nữ cách biệt. Khu nhà ăn phục vụ cùng lúc tất cả HS. Khu nhà đa năng phục vụ hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức các hoạt động chung của HS và giáo viên. Trường có sân bóng đá mini (sân cỏ nhân tạo), hệ thống lọc nước uống tại chỗ (RO) với dung tích 2 mét khối/ngày đêm.

Em Danh Minh Phú - HS lớp 6/1 - cho biết, nhà em ở xã Đông Thạnh (huyện An Minh), nếu không có ngôi trường mới này chắc em đã nghỉ học theo ba mẹ đi làm thuê. Hiện em và đứa em đang ở nhà người anh vì cha mẹ đi làm thuê ở tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, nếu không có trường nội trú, việc đi lại, học tập, ăn uống sẽ rất khó khăn. Còn em Danh Thị Sô Khôm - nhà ở xã Minh Thuận (huyện U Minh Thượng) - kể, ban đầu khi vào ở nội trú nhớ nhà lắm, nhưng được sự động viên, giúp đỡ của thầy cô cùng bạn bè, giờ không còn… cảm giác đó nữa. Đa số phụ huynh cho rằng, khi ngôi trường hình thành, ngoài việc giúp con em họ có nơi học tập tốt, còn giúp họ có điều kiện đi làm xa, nếu không phải dắt con theo, cho nghỉ học…

Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 và các năm học tiếp theo, theo Hiệu trưởng Huỳnh Văn Tiền, trước hết cần xây mới hồ bơi để thực hiện giáo dục phòng, chống đuối nước cho HS; trang bị cho trường một chiếc ôtô nhằm giúp trường chủ động chuyển HS đi bệnh viện khi bị tai nạn, ốm đau vì trường ở cách xa trung tâm huyện, tỉnh. Về lâu dài, phụ huynh và HS có nguyện vọng trường sớm được đầu tư nâng lên bậc THPT để con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng U Minh Thượng có điều kiện theo học, hoàn thành chương trình THPT...

Gia Bảo/laodong

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.