Niềm vui của những bệnh nhân phong thôn Tây Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong ở xóm 3 (thôn Tây Hồ, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) ngày một ổn định khi được chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân quan tâm giúp đỡ. Bà con đã vơi bớt nỗi đau về căn bệnh quái ác, xóa dần mặc cảm để hòa nhập với cộng đồng, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng cuộc sống mới.
Theo những người cao tuổi ở xóm 3 thì cụm dân cư này hình thành từ thời Pháp thuộc. Khi đó và cả thời kỳ chiến tranh, người Jrai trong vùng thường quan niệm những người bị mắc bệnh phong là “ma lai” làm hại dân làng. Còn dưới chế độ cũ thì không đoái hoài đến những người bị bệnh, coi phong là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, không thể chữa trị. Mọi người thường khiếp sợ, xa lánh, thậm chí ngược đãi người bệnh.
“Trước năm 1975, mình mắc bệnh phong, bị rụng mất nhiều ngón tay, ngón chân và bị chế độ cũ hắt hủi, xúi giục dân làng xa lánh, bắt bỏ vào rừng cho con thú ăn thịt. May mắn được bà con cùng cảnh ngộ bảo vệ, chăm sóc mới sống đến bây giờ. Năm nay, mình đã 90 tuổi. Bệnh của mình được cán bộ y tế chữa khỏi, được sống vui với mọi người, không bị phân biệt đối xử”-ông Siu Dôn bộc bạch.
Hiện nay, xóm 3 có 212 hộ với hơn 700 khẩu, trong đó chỉ còn 18 hộ với 28 người bị mắc bệnh nhẹ đang được điều trị thường xuyên. Những người không may mắn bị bệnh nặng, có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng đã được đưa đi chữa trị tập trung ở Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa (tỉnh Bình Định). Nhiều năm nay, cơ quan y tế không phát hiện trong xóm có bệnh nhân phong mới, bà con yên tâm lao động sản xuất.
Ông Nguyễn Quang Vinh-Trưởng thôn Tây Hồ-phấn khởi cho hay: “Có được kết quả này là nhờ chính quyền địa phương và các ban ngành thường xuyên tuyên truyền, vận động, giúp người dân nâng cao ý thức phòng-chống bệnh phong”. 
Khám sàng lọc bệnh phong tại cộng đồng. Ảnh: Như Nguyện
Khám sàng lọc bệnh phong tại cộng đồng. Ảnh: Như Nguyện
Nhận được sự đầu tư của Nhà nước và sự chia sẻ của cộng đồng, người dân xóm 3 đã xây dựng được nhà ở kiên cố, đời sống vật chất lẫn tinh thần ngày càng cải thiện. Nhiều người bị mắc bệnh phong trong tỉnh cũng đã đến đây sinh sống, làm ăn.
Ông Ksor Lênh (hơn 70 tuổi) thông tin: “Nhiều người từ huyện Chư Păh và Đức Cơ về đây cư ngụ, chữa bệnh hơn 5 năm rồi. Một số người ở huyện Phú Thiện, thị xã Ayun Pa cũng đến đây sinh sống, sinh hoạt bình thường như mọi người”.
Tuy vẫn còn khó khăn nhưng xóm 3 đã xóa được đói, giảm được nghèo, ngăn chặn bệnh truyền nhiễm lây lan trong cộng đồng. Trong xóm bây giờ không im vắng mà luôn rộn ràng tiếng trẻ học bài, tiếng người trò chuyện, trao đổi giao lưu, làm ăn...
Ông Lê Thái Phương-Phó Chủ tịch UBND xã Bàu Cạn-khẳng định: “Đời sống của người dân xóm 3 đã bớt khổ hơn trước nhờ sản xuất nông nghiệp, sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức từ thiện. Nhiều thanh niên trong xóm đã học hết phổ thông. Một số người vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư phát triển sản xuất, quyết chí làm giàu. Bà con còn nỗ lực xây dựng gia đình, cộng đồng văn hóa, góp phần thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. 
HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.