Những tuyến đường khiến tay lái lụa cũng toát mồ hôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nằm ở độ cao chóng mặt, men theo vách đá dựng đứng, chìm dưới nước phần lớn thời gian…, những tuyến đường này chỉ dành cho người có tay lái tốt và thần kinh thép.
 

 


Đường tử thần, Bolivia: Con đường men theo vách đá ở độ cao hơn 600 mét này rộng khoảng 3,6 mét, với một bên là vực sâu thăm thẳm. Đường có nhiều đoạn sạt lở, trơn tuột khi trời mưa, và nhiều khúc cua chết người.
 

 



Cao tốc Srinagar-Leh, Ấn Độ: Tuyến đường này chỉ hoạt động 6 tháng mỗi năm, do tuyết dày và bão tuyết trong các tháng còn lại.
 

 


Đường núi Công viên Canyonlands, Mỹ: Du khách được chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ của Công viên Canyonlands (Utah), nhưng đối mặt với nguy cơ rơi xuống vực sâu từ con đường đất hiểm trở này.
 

 



Le Passage du Gois, Pháp: Đây là con đường tự nhiên dẫn ra đảo Noirmoutier. Phần lớn thời gian, Le Passage du Gois nằm dưới nước. Xe cộ chỉ có thể qua lại trong vài tiếng mỗi ngày khi triều xuống thấp.

 

 



Đèo Furka, Thụy Sĩ: Các khúc cua tay áo trên con đường men theo dãy Alps này cho du khách ngắm nhìn khung cảnh ngoạn mục.
 

 


Cao tốc Kahekili, Mỹ: Tuyến đường này chạy dọc bờ Nam tuyệt đẹp của đảo Maui, Hawaii. Cao tốc Kahekili khá hẹp, với nhiều khúc cua khiến tài xế phải hết sức tập trung.
 

 


Đường 88, Iceland: Để di chuyển trên con đường ở cao nguyên của Iceland này, bạn cần sử dụng các loại xe dẫn động 4 bánh.
 

 


Cao tốc James Dalton, Mỹ: Gió mạnh và tuyết thổi qua đường cao tốc James Dalton gần núi Finger (Alaska), gây khó khăn cho tài xế.
 

 


Cao tốc Kolyma, Nga: Tuyến đường cao tốc này đi qua một số khu vực thuộc hàng lạnh nhất thế giới.

 

 


Đường lên núi Thiên Môn, Trung Quốc: Với 99 khúc cua và độ dốc lớn, tuyến đường này là thử thách ngay cả với những tay lái dày dạn kinh nghiệm.

 

 


Đường qua Gorges du Nan, Pháp: Một bên là vực sâu, một bên là vách đá, con đường hẹp này đòi hỏi lái xe phải thận trọng và tập trung.

 

 


Đường Rize-Ispir, Thổ Nhĩ Kỳ: Nằm ở một trong những dãy núi xa xôi hẻo lánh nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, tuyến đường này thường xuyên có tuyết và đá lở.
 

 


Đường Atlantic Ocean, Na Uy: Với 8 cây cầu ấn tượng, tuyến đường này đã trở thành một điểm tham quan hút khách của Na Uy.
 

 


Cao tốc Million Dollar, Mỹ: Nối Silverton với Ouray, Colorado, cao tốc Million Dollar đi qua 3 con đèo mà không có các biện pháp đảm bảo an toàn như rào chắn hay gờ bảo vệ.
 

 


Đường từ Marrakech tới Taroudannt, Morocco: Đây là tuyến đường ngắn nhất nối Marrakech với Taroudannt, xuyên qua những vách đá hiểm trở của dãy High Atlas.
 

 


Đường qua đèo Rohtang, Ấn Độ: Con đường nhỏ hẹp và quanh co này không đủ chỗ cho 2 xe đi ngược chiều nhau.
 

 


Cầu Skippers, New Zealand: Để sang bên kia cầu Skippers, xe phải đi qua đường hẹp ở độ cao 90 m so với mặt nước.
 

 


Đèo Hart, Mỹ: Đây là con đường cao nhất ở bang Washing ton. Nằm ở độ cao hơn 1.800 mét, đường đèo men theo một vách núi hẹp, cho du khách chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp.

Theo zing.vn

Có thể bạn quan tâm

'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…