Những người kéo cờ Tổ quốc trên đỉnh Ngọ Môn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lá cờ tổ quốc trên kỳ đài Ngọ Môn Huế hàng ngày vẫn tung bay đón gió. Để có được ngọn cờ sừng sững và hiên ngang đó, ngay tại vị trí ấy, cột cờ ấy, đã chứng kiến những giây phút thiêng liêng của dân tộc. Từ cách mạng tháng 8-1945 đến ngày quê hương Thừa Thiên-Huế sạch bóng quân thù năm 1975 đã có những con người làm nên lịch sử. Họ nhận nhiệm vụ kéo cờ tổ quốc trên kỳ đài Ngọ Môn, như cánh chim báo hiệu một trang sử độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

Từ cách mạng tháng 8 lịch sử
 

Lão thành cách mạng Hường Thọ nhớ về sự kiện kéo lá cờ Việt Minh trên đỉnh Ngọ Môn trong Cách mạng tháng 8 tại Huế.
Lão thành cách mạng Hường Thọ nhớ về sự kiện kéo lá cờ Việt Minh trên đỉnh Ngọ Môn trong Cách mạng tháng 8 tại Huế.

Chúng tôi tìm đến ngôi nhà 178 Thái Phiên, TP. Huế gặp lão thành cách mạng Nguyễn Hữu Hường (tức Hường Thọ), nguyên thành viên Ban liên lạc Việt Minh Nguyễn Tri Phương trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện Hương Trà (1949-1953). Có lẽ ông là nhân chứng lịch sử hiếm hoi còn sống để nhớ về những ngày mùa thu tháng 8 lịch sử năm 1945.
 

“Trong chuỗi sự kiện thắng lợi Cách mạng tháng 8 giành chính quyền về tay nhân dân tại Huế, một sự kiện ít người biết đến là người kéo lá cờ Việt Minh trên đỉnh Ngọ Môn vào ngày 21-8, là anh Đặng Văn Việt, con Thượng thư triều Nguyễn Đặng Văn Hướng. Tại thời điểm treo cờ, đồng chí Việt là thành viên của tổ chức Việt Minh Nguyễn Tri Phương, được ông Trần Hữu Dực- Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế lúc đó giao nhiệm vụ treo cờ Việt Minh trên đỉnh Ngọ Môn.
 

Cờ đỏ sao vang tung bay trên đỉnh kỳ đài Ngọ Môn Huế.
Cờ đỏ sao vang tung bay trên đỉnh kỳ đài Ngọ Môn Huế.

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, ông Việt trở thành vị trung đoàn trưởng nổi tiếng chỉ huy trận đánh trên đường số 4 trong chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950. Hiện tại, ông đang cùng gia đình sống ở thủ đô Hà Nội”. Lão thành cách mạng Hường Thọ, kể thêm: “Nhận cờ của Việt Minh, sáng ngày 21-8-1945, đồng chí Đặng Văn Việt cùng với ông Nguyễn Thế Lương (tức Cao Pha) dùng xe đạp chở lá cờ lớn đến kỳ đài Huế. Lá cờ đỏ sao vàng cuộn tròn theo chiều ngang, to như một con trăn lớn, buộc chặt và gác lên hai đầu xe đạp. Khoảng hơn 9 giờ sáng, lá cờ đỏ sao vàng đã được đưa vào vị trí và kéo lên trang trọng, tung bay trước gió.

…Tại lễ mít tinh do Việt Minh tổ chức sau ngày Cách mạng tháng 8 tại Huế thành công, một viên lãnh binh đội cận vệ Hoàng gia (lính khố vàng) đến cạnh đồng chí Việt và nói: “Hôm nọ, khi hai ông ra lệnh hạ cờ nhà vua, tôi đã cho 120 lính khố vàng nằm rạp dọc thành cửa Ngọ Môn, chĩa súng vào hai ông. Xin ý kiến Hoàng đế, ngài thét lên và bảo: “Chớ, chớ! Việt Minh đấy! Các ngươi mà nổ súng thì trẫm là người chết trước đó!”… Hôm ấy mà Hoàng đế ra lệnh bóp cò thì...". Ông Việt cười và nói nhẹ nhàng: “Vận nước đã xui các ông không làm việc ấy. Tránh được một thảm họa cho cả hai bên”.

Đến đại thắng mùa Xuân 1975

 

 Ông Ngô Hòa- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế (thứ 2 từ trái qua phải) cùng 4 chiến sĩ Đại đội 3, Tiều đoàn 1, Trung đoàn Phú Xuân kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trên kỳ đài Ngọ Môn vào sáng 26-3-1975.
Ông Ngô Hòa- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế (thứ 2 từ trái qua phải) cùng 4 chiến sĩ Đại đội 3, Tiều đoàn 1, Trung đoàn Phú Xuân kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trên kỳ đài Ngọ Môn vào sáng 26-3-1975.

6 giờ 30 phút sáng 26-3-1975 là mốc son chói lọi không thể nào quên đối với quân và dân Thừa Thiên-Huế. Vào giờ phút thiêng liêng đó, lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam rộng 8 m, dài 12 m đã được kéo tại kỳ đài Trung tâm Ngọ Môn của kinh thành Huế như một hồi chuông ngân lên báo hiệu sự kết thúc sứ mạng xâm chiếm của quân thù và cùng với cả nước mở ra một trang mới, trang sử độc lập, tự do hòa bình và thống nhất đất nước.

37 năm sau ngày quê hương Thừa Thiên-Huế sạch bóng quân thù, chúng tôi gặp lại những người lính Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Phú Xuân tham gia kéo cờ tổ quốc lên kỳ đài Ngọ Môn vào giờ phút vinh quang ấy…! Ông Trần Văn Hà (quê Lý Nhân, Hà Nam) nguyên giảng viên Trung tâm giáo dục quốc phòng Đại học Huế đóng tại Phú Bài, thị xã Hương Thủy - Người lính được giao nhiệm vụ vận chuyển lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam từ căn cứ Mỏ Tàu (huyện Phú Lộc) cùng Trung đoàn tức tốc hành quân năm ngày đêm đường rừng về trung tâm thành phố Huế, nhớ lại: “Ngày ấy, Trung đoàn Phú Xuân được giao nhiệm vụ bảo quản, vận chuyển, kéo lá cờ lịch sử vào đúng giờ phút lịch sử đã định.

 

Đại đội 3, Tiều đoàn 1, Trung đoàn Phú Xuân vừa hoàn thành nhiệm vụ cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trên kỳ đài Ngọ Môn. Ảnh TL, sáng 26-3-1975.
Đại đội 3, Tiều đoàn 1, Trung đoàn Phú Xuân vừa hoàn thành nhiệm vụ cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trên kỳ đài Ngọ Môn. Ảnh TL, sáng 26-3-1975.

Sau bao lần cân nhắc, lựa chọn, tôi đã được ông Nguyễn Minh Êm, Đại đội Trưởng đại đội 3 (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Phú Xuân) trực tiếp giao nhiệm vụ gói gém cẩn thận, xếp lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng nặng hơn 30 kg vào ba lô vận chuyển từ căn cứ Mỏ Tàu cùng Trung đoàn tức tốc hành quân năm ngày đêm đường rừng về trung tâm thành phố Huế. Cờ Mặt trận dân tộc Giải phóng rộng 96 m2 cuộn lại vừa một ba lô, cõng trên lưng đi với quãng đường dài như vậy thì nặng lắm? Tôi hỏi anh. “Quả thật, lúc đó mình cảm thấy rất nặng, nhưng có lẽ không phải do trọng lượng của lá cờ mà do trọng trách vinh quang mà tổ quốc đã giao cho mình, đặt lên vai mình. Vì vậy, luôn tâm niệm rằng trên đường hành quân dù có hy sinh cũng sẽ không để mất lá cờ đỏ mà xương máu của đồng đội, của anh em đã ngã xuống tô thắm nên. Và trên hết, có lẽ là nghĩ đến hình ảnh lá cờ tung bay trên đỉnh Kỳ đài Ngọ Môn, về niềm vui chiến thắng sẽ vỡ òa nên chỉ mỗi một quyết tâm đưa lá cờ về an toàn để hoàn thành nhiệm vụ với đơn vị, với đất nước và với cả lịch sử nữa…

Trên đường hành quân băng qua bao núi rừng hiểm trở, mọi quân trang của tôi đều được đồng đội chia nhau vác dùm. Một ngày, cả đơn vị đang hành quân thì bất ngờ đụng giặc trên đường tháo chạy từ Truồi (Huế) về hướng Đà Nẵng, các đồng chí trong Đại đội 3 đã liều mình dàn hàng ngang làm rào chắn vây quanh, bảo vệ tôi cũng là bảo vệ cờ giải phóng. Qua bao nhiêu ngày đêm vất vả, với bao hiểm nguy rình rập từ phía quân thù, rạng sáng ngày 26-3, Trung đoàn Phú Xuân qua cầu Bạch Hổ rồi theo đường Lê Lợi tiến vào Ngọ Môn.

Kỳ đài Ngọ Môn Huế có 3 tầng cao 17,5 m, cột cờ làm bằng bê tông cao 37 m, nên phải dùng một sợi thừng to bằng cổ tay vừa dùng sức vừa bám men theo cột cờ lên tháp để cố định cờ... 6 giờ 30 phút sáng 26-3-1975, khi mặt trời vừa ló dạng, lá cờ Mặt trận dân tộc Giải phóng màu đỏ tươi đã tung bay trên đỉnh Ngọ Môn, cả kinh thành Huế vui sướng vỡ òa trong niềm vui giải phóng.

Bùi Oanh
 

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.