Những người giữ Len Đao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân (chuyên trách phòng thủ Trường Sa) có 1 quy định bắt buộc trước mỗi đợt thay quân: Những người ra đảo Cô Lin, Len Đao, Sinh Tồn Đông phải là những người ưu tú nhất.

Khu vực đá san hô màu xanh giáp với bãi cát màu trắng, trên luồng kéo xuồng chuyển tải vào đảo Len Đao
Khu vực đá san hô màu xanh giáp với bãi cát màu trắng, trên luồng kéo xuồng chuyển tải vào đảo Len Đao



Đảo chìm Len Đao nằm trên rạn san hô thuộc địa giới hành chính xã đảo Sinh Tồn (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa). Đảo nằm cách đá Gạc Ma khoảng 7,4 km về phía đông bắc và cách đảo Sinh Tồn khoảng 13km về phía đông nam.

Đây là một trong những đảo tuyến đầu của quần đảo Trường Sa.


 

 Đảo chìm Len Đao nhìn từ ngoài biển vào
Đảo chìm Len Đao nhìn từ ngoài biển vào



Lịch sử lữ đoàn 146 ghi lại: Sáng ngày 10.3.1988, Phó đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh hải quân kiêm chỉ huy trưởng Vùng 4 hạ quyết tâm đưa lực lượng đóng giữ, bảo vệ đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.

Tàu HQ-605 do thượng úy Lê Lệnh Sơn làm thuyền trưởng, trung úy Tống Xuân Quân làm phó thuyền trưởng về chính trị, bí thư chi bộ được giao nhiệm vụ sẵn sàng ủi bãi để bảo vệ, đóng giữ Len Đao.

Từ đảo Đá Lớn, sau 29 giờ hành quân bí mật trên biển, vượt qua sóng to gió lớn, tàu HQ-605 đã đến được đảo Len Đao theo đúng chỉ lệnh và thả neo an toàn lúc 5 giờ ngày 14.3.1988.

Thả neo xong, thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn lệnh cho tổ chiến đấu chèo xuồng tay khẩn trương vào đảo, trinh sát thực địa, cắm 2 lá cờ Tổ quốc trên 2 đầu đảo để khẳng định chủ quyền.

Khoảng 20 phút sau khi tổ chiến đấu của HQ-605 cắm cờ trên bãi, tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 502 của Trung Quốc áp sát khoảng cách 500 - 700m, chĩa pháo sang đe dọa.

Đến 7 giờ 50 ngày 14.3.1988, thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn ra lệnh ủi bãi Len Đao. Thấy HQ-605 nổ máy, tàu hộ vệ tên lửa 556 của Trung Quốc điên cuồng bắn phá làm toàn bộ khoang máy và ca bin tàu HQ-605 bốc cháy, mất khả năng cơ động. Tàu chìm dần, thuyền trưởng lệnh cho cán bộ chiến sĩ tàu HQ-605 rời tàu, bơi vào bãi Len Đao.


 

Cán bộ chiến sĩ nhận đồ chuyển từ đất liền ra
Cán bộ chiến sĩ nhận đồ chuyển từ đất liền ra



Sau trận đánh 14-3-1988, Trung Quốc chiếm bãi Gạc Ma của Việt Nam và âm mưu chiếm tiếp đảo Len Đao, Cô Lin cạnh đó nhưng các tàu trực giữ đảo của Hải quân Việt Nam quyết tử ngăn cản.

Chấp hành lệnh của quân chủng Hải quân, đại tá Lê Văn Thư (tham mưu trưởng Vùng 4 hải quân), đại tá Phạm Công Phán (lữ đoàn trưởng 146), trung tá Trần Đình Dần (phó trung đoàn trưởng - tham mưu trưởng trung đoàn công binh 83) được giao nhiệm vụ trực tiếp đóng giữ Cô Lin và Len Đao.

1 giờ ngày 24-6-1988, tàu HQ-462 ủi bãi thành công lên Len Đao dưới sự hỗ trợ của tàu HQ-706 và HQ-187. Lực lượng đóng giữ đổ bộ lên đảo cắm cờ khẳng định chủ quyền và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo.


 

 
Phía xa, cách đảo 4 hải lý là bãi Gạc Ma do Trung Quốc chiếm giữ trái phép và đã xây dựng thành căn cứ quân sự
Phía xa, cách đảo 4 hải lý là bãi Gạc Ma do Trung Quốc chiếm giữ trái phép và đã xây dựng thành căn cứ quân sự



Từ tháng 7-1988 đến nay, các lực lượng của lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân vượt qua mọi khó khăn gian khổ, thiếu thốn hiểm nguy, kiên cường đóng giữ Len Đao.

Len Đao ngày nay càng vững chãi, sạch đẹp, văn minh. Hệ thống điện năng lượng mặt trời cung cấp đủ cho nhu cầu sinh hoạt, học tập của cán bộ chiến sĩ. Công tác chăn nuôi, tăng gia sản xuất cũng được đẩy mạnh, đáp ứng nhu cầu của toàn đảo. Nhà văn hóa đa năng không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa thể thao, nơi nghỉ ngơi sinh hoạt mà còn là công trình phòng thủ vững chắc bảo vệ vùng biển đảo tuyến đầu Trường Sa.


 

 Cán bộ chiến sĩ đảo Len Đao đón thủ trưởng lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân lên kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu
Cán bộ chiến sĩ đảo Len Đao đón thủ trưởng lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân lên kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu



Một số hình ảnh về đảo Len Đao:

 

Vườn rau xanh trên đảo
Vườn rau xanh trên đảo
 Xay đỗ tương làm sữa đậu nành và đậu phụ, phục vụ bữa ăn hàng ngày
Xay đỗ tương làm sữa đậu nành và đậu phụ, phục vụ bữa ăn hàng ngày
 Tích trữ nước sinh hoạt
Tích trữ nước sinh hoạt
Bữa ăn hôm nay có nhiều rau xanh, vì tàu hậu cần mới ra tiếp tế
Bữa ăn hôm nay có nhiều rau xanh, vì tàu hậu cần mới ra tiếp tế
 Buổi sáng thủy triều xuống, làm lộ ra bãi cát rộng tuyệt đẹp xung quanh đảo
Buổi sáng thủy triều xuống, làm lộ ra bãi cát rộng tuyệt đẹp xung quanh đảo
 Cờ Tổ quốc luôn đỏ chói khẳng định chủ quyền trên đảo
Cờ Tổ quốc luôn đỏ chói khẳng định chủ quyền trên đảo
Bia chủ quyền trên đảo Len Đao
Bia chủ quyền trên đảo Len Đao
Vỏ đạn báo động treo ở cửa mỗi phòng làm việc, phòng ở
Vỏ đạn báo động treo ở cửa mỗi phòng làm việc, phòng ở
 Đàn hát cùng chiến sĩ mới
Đàn hát cùng chiến sĩ mới
 Chào tạm biệt khi đoàn khách rời đảo
Chào tạm biệt khi đoàn khách rời đảo



Mai Thanh Hải (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

null