Những mẩu chuyện thú vị về Trung tướng Nguyễn Thành Út

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gặp lại Trung tướng Nguyễn Thành Út-nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 5, chúng tôi rất mừng khi thấy ông vẫn nhanh nhẹn, hoạt bát, vui vẻ như thời còn trong quân ngũ. Ở tuổi 78, sức khỏe có phần giảm sút nhưng ông vẫn tích cực làm việc nhà và tham gia xây dựng địa phương.

 

Trung tướng Nguyễn Thành Út (tên thường gọi là Chín Út) sinh năm 1942 ở xã Hòa Xuân Tây, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Năm 1960, giác ngộ cách mạng, ông thoát ly đi bộ đội. Thấy ông hoạt bát, có sức khỏe tốt nên nguyên Tỉnh đội trưởng Phú Yên Nguyễn Lầu (Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) nhận ông làm liên lạc riêng. 46 năm (1960-2006) ở trong quân ngũ, trong đó có hơn 27 năm ở các chiến trường trong và ngoài nước, ông Út đã lập nhiều chiến công xuất sắc. “Những thành tích có được là nhờ có Đảng, cách mạng dìu dắt, giúp đỡ”-ông khẳng định.

 Trung tướng Nguyễn Thành Út. Ảnh: Hồng Thi
Trung tướng Nguyễn Thành Út. Ảnh: Hồng Thi



Vào đêm  30-10-1961, sau khi được giải thoát khỏi nhà lao thị xã Tuy Hòa, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ-nguyên quyền Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội đã bí mật đến căn cứ Tỉnh ủy Phú Yên (ở xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa). Tại đây, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã chọn người lính trẻ Nguyễn Thành Út làm công vụ riêng. “Lúc này, tôi được làm lính cho chú ba Nghĩa hơn 2 tháng luôn. Làm được một thời gian, tôi mới biết chú ba Nghĩa chính là Luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Luật sư này chọn bí danh Nghĩa để ghi nhớ kỷ niệm mật danh của Kế hoạch “chị Nghĩa” của Tỉnh ủy Phú Yên về việc giải thoát Luật sư ra khỏi nhà lao thị xã Tuy Hòa. Luật sư luôn có phong thái điềm tĩnh, nói giỏi tiếng Pháp. Mỗi khi đến bữa ăn, Luật sư thường mở chiếc ăng-gô ra và ngồi lại cùng ăn như người thân trong gia đình. Được phục vụ người như thế, tôi rất sung sướng!”-ông Út nhớ lại. Ngẫm ngợi một hồi, ông lại tiếp tục: “Thời đó, được ngồi ăn uống cùng với cán bộ cấp cao như chú ba Nghĩa là vinh dự rất lớn. Đã thế lại còn được Luật sư chỉ dạy cho cách tôn trọng người khác, cách quan sát cảnh vật xung quanh, cách nhìn nhận khoa học về các vấn đề... Nhờ có sự chỉ dạy này mà tôi có thêm kiến thức, kinh nghiệm để tiến bộ, trưởng thành”.

Từ năm 1978 đến năm 1981, ông Nguyễn Thành Út là Trung tá-Chính ủy Trung đoàn 31, Sư đoàn 2, Quân khu 5. Thời kỳ này, ông trực tiếp chỉ huy chiến đấu chống bọn phản động Khmer đỏ tại các chiến trường biên giới Tây Nam nước ta và bên nước bạn Campuchia. Đó là thời gian ông liên tục nhận huấn thị trực tiếp của Đại tá Lê Khả Phiêu-Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. “Thời còn ở bên Campuchia, thủ trưởng Lê Khả Phiêu thương yêu lính chúng tôi rất nhiều. Thủ trưởng Phiêu quán triệt nghị quyết rất rõ ràng, đề ra các quyết sách thực hiện nghị quyết rất cụ thể và hiệu quả. Thủ trưởng Phiêu luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến của mọi người nên phát huy được sức mạnh trí tuệ tập thể, nâng cao chất lượng phong trào thi đua quyết thắng. Tôi hạnh phúc khi được tiếp thu những ý kiến chỉ bảo và làm theo những lời huấn thị của thủ trưởng, tích cực phấn đấu hoàn thiện bản thân, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh”-ông Út phấn khởi chia sẻ.

Tháng 8-2006, Trung tướng Nguyễn Thành Út được nghỉ hưu theo chế độ. Từ đó đến nay, ông về ở tại ngôi nhà số 74, đường Trường Sơn, tổ dân phố 10, phường Yên Thế, TP. Pleiku. Có vườn rộng, ông có điều kiện tăng gia sản xuất, tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống gia đình.  

Thường ngày, Trung tướng Nguyễn Thành Út là người của gia đình, công việc. Ông giúp vợ con chăm lo, trông coi các cháu, chăm sóc vườn tược. Ông có 4 người con đều đã trưởng thành. Ông tâm sự: “Các con, các cháu đều học hành tấn tới, có việc làm ổn định, như thế là tôi vui rồi. Vui thú điền viên với vợ con cùng các cháu, thường xuyên cập nhật tin tức thời sự, góp phần nhỏ bé của mình xây dựng tổ dân phố ngày một tốt hơn là tôi thanh thản, viên mãn tuổi già”.

 HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null