Những lưu ý về sổ đỏ khi mua bán nhà đất nhà đầu tư nên biết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Không ít trường hợp người mua đất, mua nhà bị vấp phải những sổ đỏ, sổ hồng giả, chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế hay đang thế chấp tại ngân hàng. Người mua nhà đất cần tìm hiểu kỹ trước khi mua tránh "tiền mất tật mang".
1. Kiểm tra thật kỹ các loại giấy tờ cần thiết
Trước hết, người mua nhà đất cần phải kiểm tra xem giấy tờ về pháp lý tài sản có đầy đủ và hợp pháp hay không. Các loại giấy tờ này gồm: danh sách giấy chứng nhận, thông báo nộp lệ phí trước bạ, biên lai nộp lệ phí trước bạ, giấy tờ hoàn công, thông báo thuế đất hàng năm và biên lai nộp thuế...
Trên thị trường hiện đã xuất hiện tình trạng lừa đảo bằng giao dịch sổ đỏ, sổ hồng giả. Người mua nhà đất không nên chỉ xem giấy tờ qua loa hoặc qua ảnh chụp, mà cần cầm trên tay, sờ, cảm nhận bề mặt các giấy tờ này cũng như lưu ý số serie, mã vạch... để tránh gặp phải đồ giả. Trong trường hợp không có đủ kiến thức hoặc không tự tin trong vấn đề này, bạn nên nhờ một chuyên gia pháp lý đến để hỗ trợ.
2. Kiểm tra bất động sản có bị thế chấp không
Nhà đầu tư cần kiểm tra xem bất động sản tiềm năng có đang thuộc diện bị thế chấp hay không? Trường hợp có thì việc thế chấp này được thực hiện tại ngân hàng hay ở tổ chức nào? Nếu tài sản được thế chấp tại ngân hàng thì việc yêu cầu đặt cọc nên thực hiện ở đâu và cần phải chuẩn bị những thủ tục gì?

Khi mua bán nhà,đất người mua cần lưu ý tránh mua phải sổ đỏ, hồng giả. Ảnh minh họa: TTXVN
Khi mua bán nhà,đất người mua cần lưu ý tránh mua phải sổ đỏ, hồng giả. Ảnh minh họa: TTXVN

3. Xem xét tính chính chủ

Bạn cần kiểm tra xem tài sản mình đang quan tâm đã đúng và đủ chủ sở hữu hay chưa? Bộ hồ sơ mà người bán cung cấp cho bạn có đầy đủ và hợp lệ không? Kiểm tra tình trạng hôn nhân của chủ sở hữu tài sản đó.
Nếu đã kết hôn thì cần có giấy chứng nhận kết hôn, trường hợp ly hôn, cần phải có quyết định/bản án ly hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân (độc thân). Giấy tờ nhân thân của chủ nhà đất tiềm năng gồm: chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu... có đầy đủ, hợp pháp không?
4. Xem xét quyền định đoạt
Việc kiểm tra xem bên bán đã có đầy đủ người (chủ sở hữu) cùng ký hợp đồng mua bán hay chưa cũng là khâu rất quan trọng? Trường hợp chưa đủ thì có giấy ủy quyền ký thay của người không có mặt hay không? Hợp đồng có được bên bán đăng ký tại cơ quan công chứng theo thời gian đã thỏa thuận hay không? Có cần phải chờ đợi đủ người đồng sở hữu hay chỉ một người?
5. Kiểm tra thực tế nhà đất

Trước khi quyết định xuống tiền, người mua nhà đất nên đặt ra những câu hỏi như: có ai ở trong căn nhà, khu đất này hay không? Ảnh minh họa: Tuấn Nguyên
Trước khi quyết định xuống tiền, người mua nhà đất nên đặt ra những câu hỏi như: có ai ở trong căn nhà, khu đất này hay không? Ảnh minh họa: Tuấn Nguyên
Bạn cần đến trực tiếp nhà đất định mua để kiểm tra tình trạng cụ thể của tài sản đó. Điều cần kiểm tra trước tiên chính là xem tài sản trên thực tế có khớp với thông tin được ghi trên giấy chứng nhận hay không? Trường hợp không đúng thì cần phải đàm phán lại. Đồng thời, nên đến cơ quan chức năng, hoặc thông qua người sống lân cận... để kiểm tra lại hiện trạng pháp lý của nhà đất tiềm năng.
6. Kiểm tra tình trạng sử dụng của nhà đất
Trước khi quyết định xuống tiền, người mua nhà đất nên đặt ra những câu hỏi như: có ai ở trong căn nhà, khu đất này hay không? Trường hợp có người ở thì họ đang đi thuê hay đang sử dụng bất động sản này dưới hình thức nào? Cách kiểm tra này sẽ giúp bạn tránh được những tranh chấp rắc rối về sau. Ngoài ra, cần kiểm tra xem hệ sinh thái, môi trường sống xung quanh căn nhà, khu đất ra sao?
7. Liệt kê tài sản liên quan
Trong một căn nhà hay một khu đất thường sẽ có tài sản liên quan. Do đó, người mua cần kiểm tra xem các vật dụng, thiết bị đính kèm bất động sản có đúng với nội dung thỏa thuận mua bán ban đầu hay không? Cùng với đó, cần xem có phải lập bảng danh mục tài sản hay không? Nếu có thì nên lập và kiểm tra đối chiếu cẩn thận.
PHƯƠNG DUY (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.