Những dòng "suối chết"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thành phố Pleiku có hai dòng suối chính là suối Hội Phú và suối Ia Sol chảy qua một loạt các phường trung tâm, được kỳ vọng là dòng kênh xanh, tạo môi trường sinh thái và cảnh quan đô thị đặc trưng cho Phố núi. Vậy nhưng, lợi thế ít nơi sánh kịp đó đang trở thành mối hiểm họa cho đời sống của người dân khi các dòng suối đang bị bức tử bởi nước thải, rác thải và sự lấn chiếm dòng chảy để xây dựng nhà cửa…

Suối Hội Phú bị “bức tử”, gây ô nhiễm nặng tại nút cổ chai cầu Hội Phú. Ảnh: Trần Đức
Suối Hội Phú bị “bức tử”, gây ô nhiễm nặng tại nút cổ chai cầu Hội Phú. Ảnh: Trần Đức

Suối Hội Phú có tổng chiều dài 15,89 km, bắt nguồn từ xã Diên Phú đổ về xã Trà Đa (TP. Pleiku). Nhánh chính con suối dài 6,25 km, chảy qua địa phận của 4 phường trung tâm là: Ia Kring, Hội Phú, Phù Đổng và Hoa Lư. Nhiều năm nay, “dòng kênh xanh” nguyên thủy đã bị nhuộm một màu đen ngòm, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Nhiều hộ dân thiếu ý thức đã vô tư xả đủ thứ rác thải sinh hoạt, rác và nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý xuống suối. Bà Ngô Thị Bình-nhà ở khu vực hẻm 226 đường Quyết Tiến bức xúc: “Mấy chục năm trước tôi đã sinh sống ở đây rồi, dòng suối lúc đó trong xanh, nước chảy quanh năm. Giờ thì người ta quăng đủ thứ rác thải xuống làm tắc nghẽn dòng chảy, dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối, lắm lúc gia đình đang dọn bữa cơm ra ăn đành phải bỏ dở vì mùi tanh hôi từ dưới suối bay vào đến tởm lợm!”.

Điều đáng nói, dòng nước ô nhiễm này đã ngấm cả vào mạch nước ngầm đe dọa đến nguồn nước sinh hoạt của nhiều gia đình sinh sống bên bờ suối. Ông Mai Trung Thành-nhà ở sát bờ suối chia sẻ: “Gia đình tôi đã phải bỏ 1 cái giếng vì nước bơm lên bị đen và hôi không thể dùng được. Gia đình đã phải đi xin nước nơi khác. Giếng này gia đình tôi đã nạo vét hết 4 triệu đồng, nhưng chất lượng nước vẫn không thay đổi. Hiện, có 8-9 hộ gia đình sống ở đây phải dùng chung 1 giếng”. Vì khu vực này hiện chưa có nước máy nên không ít hộ dân dù biết là sử dụng nước giếng bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tình cảnh bắt buộc họ vẫn phải chấp nhận mà chưa có giải pháp thay thế.

 

Nơi cuối nguồn suối Hội Phú đoạn cầu Sắt chỉ còn là một rạch nước nhỏ bị rác thải, đất cát bồi lấp. Ảnh: Trần Đức
Nơi cuối nguồn suối Hội Phú đoạn cầu Sắt chỉ còn là một rạch nước nhỏ bị rác thải, đất cát bồi lấp. Ảnh: Trần Đức

Khu vực dốc võng đường Hùng Vương ở dưới chân cầu Hội Phú được xem là nút thắt cổ chai của con suối Hội Phú. Những hộ dân sống xung quanh chân cầu Hội Phú hiểu rõ nhất về mức độ ô nhiễm và những mối nguy hại khi dòng suối bị bức tử. Bà Mai Thị Liên-57 tuổi ở dưới chân cầu Hội Phú thuộc tổ 3, phường Phù Đổng cho hay, dòng chảy suối Hội Phú đến đoạn này phải chui qua cống ngầm để băng qua đường Hùng Vương nên rác thải thường bị nghẽn ứ, dồn đọng lại bay mùi hôi thối. “Mùa nóng thì dòng chảy chỉ còn lại một rạch nhỏ, nước đen ngòm sủi bọt, bay mùi hôi thối đến tởm lợm. Còn ngày mưa thì nước dâng ngập vào nhà đến mét rưỡi kéo theo đủ thức rác thải, xác súc vật chết nổi lềnh bềnh tràn cả vào nhà. Mỗi năm có đến cả chục lần như thế, hễ cứ mưa to là ngập lụt. Mà chẳng thấy có cơ quan nhà nước nào đến nạo vét, khơi thông dòng chảy cả. Bảy, tám hộ dân chúng tôi ở khu vực này suốt ngày bị tra tấn vì rác thải thật không thể nào sống nổi”-bà Liên bức xúc.   

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Trương Tấn Nghĩa-Phó Chủ tịch UBND phường Ia Kring (TP. Pleiku) từng thừa nhận: “Vấn đề ô nhiễm suối Hội Phú đã có từ nhiều năm nay mà nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của các hộ dân xung quanh khu vực suối. Phường đã nhiều lần nhắc nhở những hộ vi phạm, buộc họ phải có hệ thống xử lý nước phân heo trước khi thải ra môi trường. Phường cũng thường xuyên đến vận động bà con giữ gìn nếp sống văn minh đô thị, giữ gìn vệ sinh môi trường và đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định”.

 

Suối Ia Sol đoạn qua cầu số 3 (phường Thống Nhất, TP. Pleiku). Ảnh: Trần Đức
Suối Ia Sol đoạn qua cầu số 3 (phường Thống Nhất, TP. Pleiku). Ảnh: Trần Đức

Cùng với đó, khi dòng suối Hội Phú bị bức tử đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và chăn nuôi của hàng chục hộ dân sống dưới hạ lưu. Ông Lý Công Chính (ở tổ 4, phường Hoa Lư)-một người có thâm niên 20 năm đào ao nuôi cá dọc suối Hội Phú bức xúc: “Hồi trước nước suối còn trong xanh, mỗi năm tôi nuôi được vài tấn cá. Bây giờ thì hết rồi. Dòng suối bị ô nhiễm, nước đen ngòm, ao tù nước đọng nên các loại cá cứ thả xuống ao được vài bữa là chết. Hơn 30 hộ dân nuôi cá dọc suối Hội Phú giờ không thể sống được bằng nghề này nữa”.

Cánh đồng lúa Ia Tốt rộng 20 ha của người dân làng Ốp, phường Hoa Lư bao đời canh tác mỗi năm 2 vụ trĩu bông, vài năm gần đây chỉ trồng được một vụ năng suất thấp. Ông Puih A Tuôn ở làng Ốp nói: “Nhiều diện tích ruộng đã không sản xuất được nữa vì người dân hai bên suối xây dựng, lấn chiếm khiến đất đá tràn xuống ngăn hết dòng chảy, mùa khô ruộng không có nước, mà nếu có thì nước đèn ngòm, ô nhiễm khiến lúa lụi tàn. Nhiều nhà đã không thể sống được bằng trồng lúa ở cánh đồng này nên để ruộng cho cỏ mọc. Họ bỏ đi làm thuê hết rồi”.

Ngoài ra, Phố núi Pleiku còn có một con suối lớn nữa là suối Ia Sol bắt nguồn từ khu mỏ đá, phường Đống Đa chảy qua đường Lê Đại Hành, xuống cầu số 3, chảy vòng ven khu vực sân bay Pleiku rồi nhập về suối Hội Phú ở phía làng Ốp và chảy ra xã Trà Đa, đổ về xã An Phú. Con suối này xưa nay ít được dư luận đề cập đến nên nó vẫn âm thầm lặng lẽ chảy và đần dần bị lấn chiếm, vùi lấp khiến cho nhiều đoạn chỉ còn là một rạch nước nhỏ róc rách giữa mùa khô.
 
Với kỳ vọng tạo một dòng kênh xanh trong lòng thành phố, từ năm 2004, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án quy hoạch xây dựng suối Hội Phú để cải tạo môi trường, tạo cảnh quan đô thị và tăng thêm quỹ đất cho thành phố. Nhưng cho đến nay, dự án này vẫn chưa được khởi công. Tình trạng ô nhiễm dòng suối  đang ngày càng nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân. Dự án quy hoạch xây dựng suối Hội Phú trước đây đã được tỉnh trao quyết định đầu tư cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, nhưng vì không thống nhất một số vấn đề liên quan nên tạm thời dừng lại chờ điều chỉnh. Đến cuối tháng 8-2014, UBND tỉnh đã ra quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng suối Hội Phú. Theo quy hoạch mới, dự án đi qua địa bàn 4 phường: Hội Phú, Hội Thương, Phù Đổng và Hoa Lư, với tổng diện tích đất quy hoạch là 90,29 ha và được chia thành 3 giai đoạn. Ủy ban Nhân dân TP. Pleiku được giao làm chủ đầu tư. Hiện tại, UBND thành phố đang chỉ đạo các phòng ban chuyên môn cũng như 4 phường có dự án chạy qua khẩn trương kiểm kê, đo đạc, lên phương án đền bù và giải phóng mặt bằng.

Người dân Phố núi Pleiku đang trông ngóng từng ngày để dự án sớm triển khai thực hiện, cải tạo suối Hội Phú để tạo cảnh quan môi trường, không gian đô thị thêm đẹp, thêm xanh, đáp ứng lộ trình xây dựng Pleiku là thành phố vì sức khỏe.

Trần Đức

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.