Những bóng hồng trên tuyến đầu chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Họ là những nữ y, bác sĩ, cán bộ, chiến sĩ, tình nguyện viên… không quản ngại gian khổ, nguy hiểm, đã và đang ngày đêm có mặt trên tuyến đầu chống dịch.
Từ những khu hồi sức cấp cứu, bệnh viện dã chiến, khu cách ly, chốt kiểm soát…, những người phụ nữ đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau. Đó là những nữ y, bác sĩ, nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ đầm đìa mồ hôi suốt nhiều giờ liền trong ca trực, nữ quân y lỉnh kỉnh tư trang thuốc men len lỏi từng con hẻm đến nhà người dân nhiễm bệnh để phát thuốc và hỗ trợ cách điều trị. Hay hình ảnh cô sinh viên tình nguyện trong bộ đồ bảo hộ thùng thình ôm bình ô xy hớt hải đến sơ cứu cho người bệnh.
Trong cuộc chiến với dịch bệnh Covid-19, sự xuất hiện của họ không đơn thuần chỉ là những đóng góp về sức lực mà còn truyền cảm hứng, năng lượng tích cực tới nhiều người.
 
Các nữ sinh viên tình nguyện Trường ĐH Y Dược Cần Thơ chụp ảnh lưu niệm trước khi rời TP.HCM, sau khi giúp đỡ người dân chống dịch
Các nữ sinh viên tình nguyện Trường ĐH Y Dược Cần Thơ chụp ảnh lưu niệm trước khi rời TP.HCM, sau khi giúp đỡ người dân chống dịch
 
Gia đình bệnh nhân hái hoa ven đường trong khuôn viên khu điều trị, tặng nữ bác sĩ nhân ngày 20.10
Gia đình bệnh nhân hái hoa ven đường trong khuôn viên khu điều trị, tặng nữ bác sĩ nhân ngày 20.10
 
Trung úy Mai Thị Huyền Thu (Công an P.15, Q.Bình Thạnh) tặng quà thiết yếu, giúp đỡ người dân nghèo các xóm trọ trong địa bàn quận
Trung úy Mai Thị Huyền Thu (Công an P.15, Q.Bình Thạnh) tặng quà thiết yếu, giúp đỡ người dân nghèo các xóm trọ trong địa bàn quận
 
Niềm vui của nữ quân y khi được nhận bó hoa đơn sơ của bệnh nhân dịp 20.10 tại Bệnh viện dã chiến 5D
Niềm vui của nữ quân y khi được nhận bó hoa đơn sơ của bệnh nhân dịp 20.10 tại Bệnh viện dã chiến 5D
 
Nguyễn Ngọc Minh, sinh viên y khoa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, vội vã đưa một người nhiễm Covid-19 đến bệnh viện cấp cứu
Nguyễn Ngọc Minh, sinh viên y khoa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, vội vã đưa một người nhiễm Covid-19 đến bệnh viện cấp cứu
 
Nữ sinh viên tình nguyện Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đưa một em bé bị nhiễm Covid-19 đến bệnh viện cấp cứu
Nữ sinh viên tình nguyện Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đưa một em bé bị nhiễm Covid-19 đến bệnh viện cấp cứu
Theo Ngọc Dương - Độc Lập (TNO)

Có thể bạn quan tâm

'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?