Nhóm học sinh tìm ra công thức từ rau má lá sen để diệt trừ sâu bọ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ rau má lá sen được trồng nhiều trong khuôn viên vườn trường, nhóm học sinh Trường THPT Tắc Vân (TP.Cà Mau, Cà Mau) đã làm ra chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bọ thân thiện với môi trường.

Nhóm học sinh tìm ra công thức từ rau má lá sen để diệt trừ sâu bọ, gồm: Hứa Nguyễn Duy, Nguyễn Thiện Phúc và Phan Thiện Nhân, cùng học lớp 11C1, Trường THPT Tắc Vân. Sản phẩm đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Cà Mau lần thứ 7 (2023 - 2024) và giải nhất cuộc thi mời gọi vốn đầu tư của CamaUP'24.

Nhóm học sinh sáng tạo cùng chế phẩm sinh học được làm từ rau má lá sen
Nhóm học sinh sáng tạo cùng chế phẩm sinh học được làm từ rau má lá sen

Nguyễn Duy cho biết trong bối cảnh nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, nhóm áp dụng kiến thức đã học và tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có để nghiên cứu ra chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nhận thấy rau má lá sen là loài cây quen thuộc với đời sống người dân vùng sông nước, được chứng minh có chứa các hoạt chất kháng khuẩn, diệt sâu tự nhiên, an toàn cho sức khỏe con người. Từ đó, nhóm nảy sinh ý tưởng làm ra chế phẩm diệt trừ sâu bọ từ rau má lá sen.

Thuận lợi của nhóm khi làm sản phẩm là nguồn nguyên liệu dồi dào, rau má lá sen được trồng nhiều trong khuôn trường. Cái khó là tìm ra công thức tối ưu nhất để làm ra sản phẩm. Phải mất gần 2 năm, nhóm mới cho ra đời sản phẩm hoàn chỉnh.

"Suốt thời gian dài, sản phẩm làm ra đều bị hư, thối. Ðến khi khắc phục được thì phun lên cây không có tác dụng. Sau những lần thất bại, đúc rút kinh nghiệm và tìm ra công thức tối ưu nhất, chế phẩm làm ra đã hoàn chỉnh", Nguyễn Duy cho biết.

Chế phẩm được chế tạo từ những nguyên liệu rất thân thiện với môi trường và dễ tìm
Chế phẩm được chế tạo từ những nguyên liệu rất thân thiện với môi trường và dễ tìm

Quy trình sản xuất chế phẩm gồm các bước chính như: thu hoạch rau má lá sen, sơ chế, chiết xuất hoạt chất bằng phương pháp tự nhiên và phối trộn theo tỷ lệ phù hợp. Sản phẩm có nhiều ưu điểm như được làm từ 100% hữu cơ, an toàn cho con người và thân thiện với môi trường, giúp kích thích sinh trưởng cho cây trồng, phòng ngừa sâu hại hiệu quả, mùi thơm dễ chịu. Sản phẩm đựng trong chai nhựa thể tích 500 ml, giá bán dự kiến 80.000 đồng/chai.

"Công dụng chính là khi phun lên cây sẽ phòng trừ sâu bọ vô cùng tốt. Chế phẩm được chế tạo từ những nguyên liệu rất thân thiện với môi trường và dễ tìm", Nguyễn Duy nói.

Cô Dương Nguyên Ngọc, Trường THPT Tắc Vân, giáo viên hướng dẫn nhóm, đánh giá: "Ý tưởng nghiên cứu của học sinh đã thay đổi được giá trị của rau má lá sen. Từ một loài thực vật không có giá trị kinh tế trở thành nguồn nguyên liệu chế tạo sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp sạch. Với sự quan tâm của Ban giám hiệu, giáo viên hướng dẫn, các em đã mạnh dạn hiện thực hóa ý tưởng nghiên cứu. Hiện nay, sản phẩm đang được thử nghiệm trên diện rộng để ghi nhận phản hồi thực tế nhất, hướng đến việc cải thiện và phát triển sản phẩm".

Theo Duy Tân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.