Nhờ TikTok, cặp chị em song sinh tìm thấy nhau sau 19 năm ly biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vừa chào đời, cặp chị em song sinh đã bị bố bán cho hai gia đình khác nhau và nhờ TikTok, họ đã tìm thấy nhau sau 19 năm ly biệt.

Tháng 11/2021, cô Ano Sartania ở Gruzia được người bạn gửi cho một video trên TikTok. Trong clip là cô gái có mái tóc xanh, nét mặt giống Sartania đến kinh ngạc, tờ La Repubblica của Italy đưa tin.

Sartania đã đăng lại video này lên Facebook với hy vọng ai đó có thể giúp cô tìm thông tin về cô gái giống hệt mình.

Cặp song sinh đã đoàn tụ sau gần 2 thập kỷ chia cắt ngay sau khi ra đời.

Cặp song sinh đã đoàn tụ sau gần 2 thập kỷ chia cắt ngay sau khi ra đời.

May mắn đến với Sartania khi một người bạn của cô gái trong video xem Facebook, cho biết cô gái đó tên là Tako Khvitia. Người này sau đó gửi thông tin liên lạc của Khvitia cho Sartania.

Hai cô gái liên lạc với nhau qua điện thoại và đó là lúc Sartania biết được sự thật rằng, người giống cô như hai giọt nước chính là chị em sinh đôi đã chia lìa từ lâu.

Cặp song sinh đã đoàn tụ hai năm trước trên cầu Rustaveli ở thành phố Tbilisi, thủ đô của Gruzia.

"Khi ôm cô ấy, tôi có cảm giác quen thuộc. Sau đó là giọng nói, cứ như thể bạn đã biết giọng nói của cô ấy là gì vậy" - Sartania nhớ lại lần đầu tiên gặp chị em song sinh.

Sartania và Khvitia chào đời ngày 20/6/2002. Mẹ ruột của họ, bà Aza Shoni, đã sinh ra hai chị em ở ngôi làng nhỏ. Bà bị biến chứng sau sinh và rơi vào hôn mê. Chồng bà, Gocha Gakharia, vốn cho rằng cặp song sinh không phải con đẻ của mình nên ngay sau khi hai bé vừa chào đời, trong lúc vợ hôn mê, ông ta bán hai con gái cho 2 gia đình sống ở các vùng khác nhau của Gruzia.

Cô bé Ano sống ở Tbilisi, còn người em song sinh thì ở Zugdidi, một thành phố phía tây đất nước, cách đó khoảng 260km. Hai cô bé lớn lên mà không biết đến sự tồn tại của người kia.

Năm 11 tuổi, tình cờ cả hai cùng tham gia một cuộc thi khiêu vũ ở thành phố nơi Tako sinh sống. Một số khán giả nhận thấy sự giống nhau kỳ lạ của hai cô bé nhưng không ai nói với họ điều đó. Cuộc sống của họ tiếp tục theo những quỹ đạo riêng biệt cho đến khi đoàn tụ gần một thập kỷ sau.

Ano và Tako như hình với bóng sau khi tìm thấy nhau.

Ano và Tako như hình với bóng sau khi tìm thấy nhau.

Kể từ sau khi tìm thấy nhau, cặp song sinh trở nên không thể tách rời. Họ thường xuyên cùng nhau đi du lịch và thực hiện nhiều hoạt động khác, đặc biệt là luôn mặc đồ đôi.

Mới đây, hai cô gái đã đến Leipzig, Đức, nơi mẹ ruột của họ sống. Theo La Repubblica, họ tới đó để quay một bộ phim về cuộc đời mình.

Cả hai chị em Ano và Tako đều từ chối gặp cha ruột, người đã được chứng thực là cùng huyết thống với họ qua xét nghiệm AND: "Bây giờ ông ấy muốn nhận chúng tôi nhưng chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra".

Theo La Repubblica, Ano và Tako chỉ là hai trong số rất nhiều nạn nhân của đường dây nhận con nuôi bất hợp pháp khét tiếng ở Gruzia, với 100.000 trẻ em bị bán ở nước này từ năm 1950 đến năm 2006.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều đứa trẻ Gruzia được các gia đình Mỹ, Canada và châu Âu nhận nuôi với chi phí nhận con nuôi lên tới hàng chục nghìn USD.

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.