Nhớ Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, người vệ quốc kiên trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng ngày chủ nhật 20 tháng 10, GS Hoàng Chương nghẹn ngào báo cho chúng tôi, những thành viên trong Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc, nơi Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh là người sáng lập và là cố vấn đặc biệt: Thượng tướng đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4 giờ 57 phút.

Hơn một tháng qua, dẫu biết ông đã ở trong tình trạng thập tử nhất sinh trong bệnh viện 108, chúng tôi vẫn hy vọng rồi ông sẽ từ cõi chết trở về như nhiều lần trước, căn bệnh tim quái ác rồi cũng sẽ chịu thua sức sống kỳ diệu của vị tướng kiên cường của chúng tôi, nhưng lần này thì ông đã vĩnh viễn ra đi, sau cuộc ra đi vĩ đại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa hơn nửa tháng. Dường như người cận vệ già của Quân đội nhân dân Việt Nam không muốn rời xa người anh cả của ông và các chiến sĩ “Bộ đội cụ Hồ”, người mà ông hết lòng tôn kính và sẵn sàng xả thân bảo vệ trong tình thế hiểm nghèo.

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh (thứ 3, bên trái sang) tại Trung tâm Nghiên cứu BT & PHVHDT VN
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh (thứ 3, bên trái sang) tại Trung tâm Nghiên cứu BT & PHVHDT VN

Sinh ra trong một gia đình công nhân ở huyện Tây Sơn, Bình Định, năm 17 tuổi Nguyễn Nam Khánh đã sớm tham gia hoạt động cách mạng và năm 18 tuổi đã trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Đông Dương, gia nhập vệ quốc đoàn và từ một chiến sĩ ông đã trở thành cán bộ trung đội, đại đội, tiểu đoàn rồi trung đoàn trong kháng chiến chống Pháp trên chiến trường Liên Khu 5. Tập kết ra Bắc năm 1955. Nguyễn Nam Khánh từng được giao trọng trách thành lập lữ đoàn dù đầu tiên và duy nhất của quân đội nhân dân VN. Năm 1964, ông được cử làm phó chính ủy sư đoàn 304 và cùng ban lãnh đạo sư đoàn đưa sư đoàn chủ lực này hành quân vượt Trường Sơn kịp có mặt tại chiến trường Tây Nguyên để tham gia trận Ia Drang nổi tiếng, trận thắng đầu tiên của quân đội ta trước quân xâm lược Mỹ tại chiến trường miền Nam. Sau đó, ông là chính ủy sư đoàn 3 Sao vàng, Chủ nhiệm chính trị rồi Phó chính ủy quân khu 5, khu ủy viên khu 5. Sau ngày toàn thắng, ông được điều ra lại thủ đô Hà Nội và từ năm 1979 đến năm 1996, suốt 17 năm liền ông là ủy viên trung ương Đẳng các khóa V, VI, VII, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Ủy viên Đảng ủy quân sự trung ương, là một trong những vị lãnh đạo có uy tín lớn của quân đội thời gian này. Năm 1997, ở tuổi 70. ông mới được cho nghỉ công tác.

Tôi biết thượng tướng Nguyễn Nam Khánh khi vào công tác ở chiến trường khu 5 đầu những năm 1970 nhưng chỉ thực sự được tiếp xúc gần gũi với ông khi tham gia hoạt động trong Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy vị tướng lừng danh trong chiến tranh này lại là một con người hiền hậu và đầy lòng vị tha. Tôi hiểu vì sao các bạn văn nghệ sĩ trong quân đội tôi quen từng công tác dưới sự lãnh đạo của tướng Nguyễn Nam Khánh thường gọi ông là một ông “Bụt” của họ. Ông rất ghét mọi sự đao to búa lớn, hình thức hào nhoáng, ông đối xử cởi mở chân thành với tất cả mọi người, sẵn sàng làm những công việc thầm lặng giúp Trung tâm tồn tại và phát triển, luôn hết lòng vô tư giúp đỡ bất kể ai gặp khó khăn cần đến ông từ việc nhỏ đến việc lớn. Ông rất say mê văn hóa truyền thống dân tộc, ông kể rằng mình đã từng diễn hát bội, hô bài chòi, ông thuộc nhiều ca dao, tục ngữ Bình Định và miền Trung. Đặc biệt, thượng tướng Nguyễn Nam Khánh luôn trăn trở với thời cuộc của đất nước. Những năm tạp chí Văn hiến Việt Nam của chúng tôi đóng trụ sở ở phố Lý Nam Đế gần nhà ông, hầu như tuần nào ông cũng ghé thăm chúng tôi vài lần, nhắc nhở chúng tôi phải biết quan tâm đến những vấn đề lớn của đất nước. Ông thường ngồi tâm sự rất lâu với tôi những băn khoăn suy tư của ông trước việc những giá trị cao quý dần bị lãng quên, coi thường, tình trạng băng hoại đạo đức của con người, nạn tham nhũng tràn lan và sự khủng hong niềm tin của nhân dân. Ngày ông Trần Kiên - nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương - mất, ông đem đến cho tôi một bài viết rất xúc động về người cộng sản liêm chính này, ông nói với tôi: “Khoa cho in ngay nhé! Bây giờ chính là lúc chúng ta cần lắm những người như anh Trần Kiên”. Có thời gian, đâu khoảng đầu năm 2005, ông ghé thăm chúng tôi, sức khỏe có vẻ không tốt và rất buồn. Ông kể với tôi chuyện ông vừa có tâm thư gửi lãnh đạo Đảng đề nghị kiên quyết đưa ra ánh sáng và xử lý nghiêm những âm mưu bè phái đen tối, vu cáo hãm hại các vị lãnh đạo không cùng phe cánh, đe dọa sự tồn vong của Đảng. Tôi có phong phanh biết chuyện này và như nhiều người, vừa cảm phục vừa lo lắng cho ông. Tôi nói như năn nỉ ông: “Bác ơi, bệnh tim của bác đang rất nặng, phải tránh các chấn động mạnh. Bác đừng cố gắng theo đuổi những chuyện châu chấu đá xe làm gì, không lợi cho sức khỏe”. Nghe tôi nói, thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, ông “Bụt” nhân từ như nhiều bạn tôi vẫn gọi, chợt đỏ bừng mặt, giọng ông rắn đanh lại: “Dẫu có chết tôi cũng phải đi đến cùng chuyện này, không thể để bọn cơ hội tự do hại nước hại dân, hại đồng chí của mình. Chúng tôi là thế hệ “bộ đội cụ Hồ”, cụ Hồ đã dạy: còn một hơi thở còn chiến đấu cho dân cho nước”…

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh (bên phải) gặp gỡ GS,TS Terry Miller, nhà dân tộc nhạc học người Mỹ, tại Trung tâm Nghiên cứu BT & PHVHDT VN
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh (bên phải) gặp gỡ GS,TS Terry Miller, nhà dân tộc nhạc học người Mỹ, tại Trung tâm Nghiên cứu BT & PHVHDT VN

Hai hôm nay, tôi ngồi đọc lại tập hồi ký “Miền Trung, những tháng ngày không quên” của thượng tướng Nguyễn Nam Khánh và càng ngưỡng mộ khí phách cùng những phẩm chất tuyệt vời của người chiến sĩ vệ quốc kiên trung trọn đời này. Tôi muốn thầm nhắn với bác: Thôi, bác hãy thanh thản ra đi cùng Đại tướng thân yêu về thế giới vĩnh hằng của những người hiền với những vị chỉ huy và bạn bè thân thiết của bác, những Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Chánh, Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Hoàng Minh Thảo…

Những ước vọng thiêng liêng và cuộc đấu tranh không mệt mỏi của Đại tướng, của các bậc tiền bối quân đội nhân dân Việt Nam và của bác nhất định sẽ được các thế hệ sau tiếp nối xứng đáng trong cuộc trường chinh gian khổ vì một nước Việt Nam trường tồn trong độc lập, tự do, dân chủ, hùng cường…

Theo Nguyễn Thế Khoa (vanhien.vn)

Có thể bạn quan tâm

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

(GLO)- Ngày 1-7, thực hiện chủ trương sáp nhập giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành tỉnh Gia Lai, Báo Gia Lai và Báo Bình Định cũng chính thức về chung một nhà, là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Hôm nay, ngày 1.7.2025, tỉnh Gia Lai (hợp nhất từ tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ)) chính thức hoạt động theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 ngày 12.6.2025 của Quốc hội. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đã có cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên Báo Gia Lai nhân sự kiện đặc biệt này.

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

null