Nhiều thú rừng ở Tà Đùng được giải cứu... trước khi lên bàn nhậu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời gian qua, lực lượng Kiểm lâm thuộc Vườn quốc gia Tà Đùng đã nỗ lực giải cứu thú rừng, trong đó có nhiều động vật quý hiếm nằm trong "sách đỏ"... Với sự kịp thời này, nhiều con thú đã được lực lượng chức năng giải cứu trước khi trở thành mồi nhậu.

Vườn Quốc gia Tà Đùng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông rộng hơn 20.000ha. Nơi đây hiện đang có 1.406 loài thực vật và 574 loài động vật, trong đó có nhiều loài nằm trong "sách đỏ" cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Chính sự đa dạng, phong phú về động thực vật, khiến nhiều thợ săn đã đến đây đặt bẫy săn bắt thú rừng. Thời gian qua, đã có nhiều con thú như bò rừng, heo rừng, khỉ, vượn, chồn, nai… vướng bẫy của thợ săn và trở thành món ăn xa xỉ cho thực khách nhiều tiền.

Trước thực trạng này, lực lượng quản lý bảo vệ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng phải phải băng qua nhiều cánh rừng, khe suối để tháo dỡ bẫy của thợ săn, bảo vệ sự sống cho những con thú rừng.


 

Lực lượng Kiểm lâm Vườn quốc gia Tà Đùng thường xuyên tổ chức tuần tra bảo vệ rừng và thú rừng. Ảnh: Đức Hùng
Lực lượng Kiểm lâm Vườn quốc gia Tà Đùng thường xuyên tổ chức tuần tra bảo vệ rừng và thú rừng. Ảnh: Đức Hùng
 Những chiếc bẫy thú thường xuyên xuất hiện trong Vườn quốc gia Tà Đùng. Ảnh: Bảo Lâm
Những chiếc bẫy thú thường xuyên xuất hiện trong Vườn quốc gia Tà Đùng. Ảnh: Bảo Lâm
 Những sợi dây cáp được sử dụng làm bẫy có thể tóm gọn những con thú to lớn, nặng hàng trăm kg. Ảnh: Bảo Lâm
Những sợi dây cáp được sử dụng làm bẫy có thể tóm gọn những con thú to lớn, nặng hàng trăm kg. Ảnh: Bảo Lâm
 Thời gian qua, cán bộ kiểm lâm đã tháo gỡ hàng ngàn chiếc bẫy thú nằm trong Vườn quốc gia Tà Đùng. Ảnh: Đức Hùng
Thời gian qua, cán bộ kiểm lâm đã tháo gỡ hàng ngàn chiếc bẫy thú nằm trong Vườn quốc gia Tà Đùng. Ảnh: Đức Hùng
 Qua trình tuần tra, lực lượng kiểm lâm đã kịp thời giải cứu những con thú bị mắc bẫy. Ảnh: Bảo Lâm
Qua trình tuần tra, lực lượng kiểm lâm đã kịp thời giải cứu những con thú bị mắc bẫy. Ảnh: Bảo Lâm
 Sau khi chữa lành vết thương, các con thú đã được lực lượng kiểm lâm thả về rừng. Ảnh: Đức Hùng
Sau khi chữa lành vết thương, các con thú đã được lực lượng kiểm lâm thả về rừng. Ảnh: Đức Hùng
Một con thú được thả trở về với rừng xanh. Ảnh: Bảo Lâm
Một con thú được thả trở về với rừng xanh. Ảnh: Bảo Lâm



 https://laodong.vn/xa-hoi/nhieu-thu-rung-o-ta-dung-duoc-giai-cuu-truoc-khi-len-ban-nhau-888430.ldo
 

Theo Bảo Lâm - Đức Hùng (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.