Nhiều nhà khoa học lớn tham gia tuần lễ khoa học công nghệ VinFuture 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tuần lễ Khoa học công nghệ VinFuture 2023 diễn ra ngày 18 đến 21/12 tới đây đang thu hút được sự quan tâm của giới khoa học trong nước. Chuỗi tọa đàm “Khoa học vì Cuộc sống” là điểm hẹn kết nối giữa cộng đồng khoa học công nghệ Việt Nam với các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và doanh nhân hàng đầu trong nước và quốc tế.
Giáo sư Richard Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture sẽ tham gia chủ tọa phiên tọa đàm "Công nghệ bán dẫn: Nền tảng của thế giới hiện đại" tại Tuần lễ VinFuture 2023.

Giáo sư Richard Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture sẽ tham gia chủ tọa phiên tọa đàm "Công nghệ bán dẫn: Nền tảng của thế giới hiện đại" tại Tuần lễ VinFuture 2023.

“Chung sức toàn cầu” là chủ điểm của Giải thưởng VinFuture mùa ba, phản ánh rõ nét sự khác biệt và tầm nhìn toàn diện của VinFuture so với những giải thưởng quốc tế khác, khi đề cao tầm quan trọng của sự hợp tác toàn cầu để làm nên những công nghệ đột phá có tác động trên diện rộng.

Trong tuần lễ VinFuture sẽ diễn ra 2 nội dung lớn bao gồm chuỗi tọa đàm “Khoa học vì Cuộc sống” sẽ có 4 phiên với 4 chuyên đề khác nhau và chuỗi đối thoại "Khám phá tương lai".

Tọa đàm “Khoa học vì Cuộc sống” sẽ có 4 phiên với 4 chuyên đề khác nhau. Phiên 1 có chủ đề "Công nghệ bán dẫn: Nền tảng của thế giới hiện đại" sẽ chia sẻ những thông tin và công nghệ mới nhất về bán dẫn trên toàn cầu, đồng thời đưa ra định hướng giúp các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, xây dựng chiến lược phù hợp cho ngành công nghiệp bán dẫn trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Chủ tọa của phiên tọa đàm là Giáo sư Richard Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture, nguyên Giám đốc Chương trình Winton về Vật lý Bền vững của Trung tâm Maxwell thuộc Đại học Cambridge (Vương Quốc Anh).

Các diễn giả tham gia phiên 1 là Giáo sư Teck-Seng Low, Phó Chủ tịch cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore (Singapore); Giáo sư Thục-Quyên Nguyễn, đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, Giám đốc Trung tâm Polyme và Chất rắn Hữu cơ (CPOS) và Giáo sư Khoa Hóa học và Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara (Hoa Kỳ); Giáo sư Albert Pisano, đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, Hiệu trưởng trường Kỹ thuật Jacobs thuộc Đại học California San Diego (Hoa Kỳ) từ tháng 9/2013;

Tiến sĩ Sadasivan (Sadas) Shankar, Quản lý Nghiên cứu-Phát triển Công nghệ tại Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia SLAC tại Đại học Stanford (Hoa Kỳ); Giáo sư Vivian Yam, thành viên Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture và Giáo sư Philip Wong Wilson Wong về Hóa học và Năng lượng và Giáo sư Chủ nhiệm Hóa học tại Đại học Hồng Kông (Trung Quốc).

Phiên 2 với chủ đề "Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn" sẽ đưa ra bàn luận sâu rộng về cách ứng dụng và mở rộng các phương pháp miễn dịch chính xác để chữa trị các bệnh rối loạn tự miễn - những tình trạng y khoa phức tạp mà hiện nay vẫn là thách thức lớn đối với cộng đồng y tế toàn cầu.

Chủ toạ của phiên 2 là Giáo sư Đặng Văn Chí, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Giám đốc Khoa học của Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig và Giáo sư xuất sắc Bloomberg về y học ung thư tại Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ).

Các diễn giả của phiên 2 gồm: Giáo sư Jang-Soo Chun, Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju (Hàn Quốc) và là Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Nghiên cứu Sáng tạo Quốc gia Hàn Quốc về sinh bệnh học Viêm xương khớp; Giáo sư Pascale Cossart, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, nguyên Trưởng khoa Tế bào tại Viện Pasteur (Paris, Pháp); Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh, Trưởng khoa Nội chung tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec và giảng viên lâm sàng thuộc Viện Khoa học Sức khỏe, Trường Đại học VinUni (Việt Nam); Giáo sư Shimon Sakaguchi, Giáo sư xuất sắc tại Trung tâm Nghiên cứu Miễn dịch Tiên phong (IFReC), Đại học Osaka (Nhật Bản).

Những con số ấn tượng của VinFuture 2023

5.264 Đối tác đề cử, trong đó:

- 1.070 đối tác đề cử thuộc nhóm 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.

1.389 Hồ sơ đề cử, đến từ:

- 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp 5 châu lục.

- Dẫn đầu về số lượng đối tác đề cử của Giải thưởng VinFuture mùa 3 là các nhà khoa học từ châu Mỹ với 30,3%; tiếp đến là châu Á (28,6%); châu Phi (9,5%) và châu Đại Dương (6,8%). Đặc biệt, tỉ lệ đối tác đề cử đến từ châu Âu đã tăng lên đến 24,8% – gấp 1,5 lần so với năm 2022.

Phiên 3 của Tuần lễ VinFuture 2023 sẽ bàn về "Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh", khám phá sức mạnh biến đổi của các công nghệ vật liệu mới giúp cải thiện hiệu quả thu hoạch và lưu trữ năng lượng, thảo luận chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh, cũng như tìm kiếm các giải pháp khả thi để đối phó với những thách thức đặc thù do biến đổi khí hậu mà các quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam, đang phải đối mặt.

Giáo sư Soumitra Dutta, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture và Hiệu trưởng trường Kinh doanh Saïd, Đại học Oxford (Vương quốc Anh) làm chủ tọa phiên 3.

Các phiên tọa đàm thu hút sự quan tâm của giới khoa học trong nước khi được tiếp cận những tri thức và kinh nghiệm của các nhà khoa học hàng đầu thế giới.

Các phiên tọa đàm thu hút sự quan tâm của giới khoa học trong nước khi được tiếp cận những tri thức và kinh nghiệm của các nhà khoa học hàng đầu thế giới.

Các diễn giả tại phiên gồm: Giáo sư Thục-Quyên Nguyễn, đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, Giám đốc Trung tâm Polyme và Chất rắn Hữu cơ (CPOS) và Giáo sư Khoa Hóa học và Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara (Hoa Kỳ); ông Akihisa Kakimoto, thành viên Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture và nguyên Giám đốc Công nghệ tại Tập đoàn Hóa chất Mitsubishi (Nhật Bản); Giáo sư Daniel Kammen, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture và Giáo sư James & Katherine Lau về Phát triển bền vững tại Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ); Giáo sư Kostya S. Novoselov, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture và Giáo sư Thế kỷ Tan Chin Tuan tại Đại học Quốc gia Singapore (Singapore).

Tại phiên 4 "Trí tuệ nhân tạo: Tiềm năng đột phá và thách thức" sẽ mang lại những kiến thức và đánh giá sâu sắc nhất về lĩnh vực này, bao gồm lịch sử phát triển của AI, tác động của AI đối với đời sống, việc làm và nghiên cứu khoa học, và các xu hướng cùng chính sách phát triển ngành công nghiệp AI tại các quốc gia, đặc biệt là Việt Nam.

Chủ tọa của phiên là Tiến sĩ Xuedong David Huang, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture và Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn Zoom (Hoa Kỳ).

Phiên 4 có sự tham gia của các diễn giả: Tiến sĩ Padmanabhan Anandan, Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture; Tiến sĩ Bùi Hải Hưng, Tổng Giám đốc của VinAI (Việt Nam) - Top 20 công ty nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo trên toàn thế giới theo xếp hạng của Thundermark Capital 2022;

Giáo sư Christian Borgs, Giám đốc Viện Bakar về Vật liệu Kỹ thuật số cho Hành tinh (BIDMaP) và thành viên Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo Berkeley (BAIR) tại Đại học California, Berkeley; Giáo sư Jennifer Tour Chayes, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture và Hiệu trưởng Trường Công nghệ Thông tin thuộc Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ); Giáo sư Leslie Gabriel Valiant, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture và Giáo sư T. Jefferson Coolidge về Khoa học máy tính và Toán ứng dụng tại Đại học Harvard (Hoa Kỳ).

Tại chuỗi đối thoại “Khám phá tương lai - VinFuture Discovery Talk” hướng đến tăng cường các hoạt động kết nối những trí tuệ hàng đầu thế giới với cộng đồng khoa học trong nước để giao lưu và chia sẻ tri thức cũng đón chào nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới như" Giáo sư Mônica Alonso Cotta, thành viên Hội đồng Sơ khảo VinFuture và Giáo sư kiêm Giám đốc Viện Vật lý “Gleb Wataghin” tại Đại học Campinas, Brazil; Giáo sư Salim Abdool Karim là đồng Chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture năm 2021 dành cho “Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển”, với nghiên cứu khoa học mang tính đột phá về phương pháp chống phơi nhiễm HIV;

Giáo sư Ermias Kebreab, thành viên Hội đồng Sơ khảo VinFuture và Phó Trưởng khoa Phụ trách Hợp tác toàn cầu của khoa Khoa học Nông nghiệp và Môi trường, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Lương thực Thế giới thuộc Đại học California, Davis (Hoa Kỳ); Giáo sư Vivian Yam, thành viên Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture và Giáo sư Philip Wong Wilson Wong về Hóa học và Năng lượng, Giáo sư Chủ nhiệm Hóa học tại Đại học Hồng Kông (Trung Quốc).

Các nhà khoa học cũng được nghe về "Câu chuyện về lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực: Thành tựu toàn cầu trong khoa học và chính sách" bởi Giáo sư Susan Solomon, Giáo sư Lee và Geraldine Martin về Nghiên cứu Môi trường và Chủ tịch Chương trình Khí quyển, Đại dương và Khí hậu tại Viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ).

"Những phát triển đột phá kiến tạo nền tảng bền vững cho năng lượng xanh" là những chia sẻ của Giáo sư Stanley Whittingham, Giáo sư Hóa học xuất sắc và Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Năng lượng Hóa học NorthEast (NECCES) tại Đại học Binghamton thuộc Đại học Bang New York (Hoa Kỳ); Giáo sư Martin Andrew Green, Giáo sư Khoa học và Giám đốc Trung tâm Quang điện Tiên tiến Australia tại Đại học New South Wales (Australia).

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt quan điểm, định hướng, phát huy tinh thần “1 mục tiêu”, “2 trụ cột”, “3 đột phá”, “4 không”, “5 đẩy mạnh, tăng cường” nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn.

Sở Y tế Gia Lai hướng dẫn triển khai thí điểm sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên VNeID

Sở Y tế Gia Lai hướng dẫn triển khai thí điểm sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên VNeID

(GLO)- Sáng 8-11, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị trực tuyến hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh triển khai kế hoạch số 2597/KH-UBND của UBND tỉnh Gia Lai về thí điểm thực hiện sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.