Nhà vườn cây giống vào mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những cơn mưa chấm dứt chuỗi ngày khô khát, cung cấp độ ẩm và lượng nước cần thiết cho các nhà vườn khởi động mùa trồng mới. Ngược lại chu trình ấy là vụ thu hoạch từ những sản phẩm cây giống được ươm trồng trước đó.

Khởi động kém vui
 
Là một trong những hộ đầu tiên “bén duyên” với nghề ươm cây giống tại khu vực tổ 9 (phường Yên Thế, TP. Pleiku), chị Thơm đã tròn 20 năm gắn bó với nghề này. Trại cây giống của chị trở thành địa chỉ uy tín của nhiều nhà vườn ở Chư Pah, Ia Grai, tỉnh bạn Kon Tum, nhiều công ty sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.
 

Chủ một trại cây giống trên địa bàn huyện Ia Grai kiểm tra cây giống bơ Booth. Ảnh: L.H
Chủ một trại cây giống trên địa bàn huyện Ia Grai kiểm tra cây giống bơ Booth. Ảnh: L.H

“Mấy năm nay, trại giống mọc lên nhiều quá, cung vượt cầu nên giá giảm, trong khi giá hạt, cây giống đầu vào và công cán, phân bón, nguyên phụ liệu đều tăng. Người ươm cây giống năm nay lời lãi chẳng là bao”-chị Thơm cho biết.

Theo chị, thời tiết khô hạn khiến một số khu vực phải loay hoay tìm nước tưới nhưng bù lại, cây non sinh trưởng và phát triển tốt. Chỉ có điều, nhiều hộ đổ xô đi ươm cây hồ tiêu giống đã đẩy giá hom tiêu lên cao, năm trước chỉ 10-15 ngàn đồng/kg thì vụ vừa rồi, giá hom tiêu tăng lên tới 40-45 ngàn đồng/kg. Chất lượng hom tiêu giống không cao, nhiều người ham lợi cắt cả dây non bán khiến tiêu giống đem về ươm bị chết hoặc phát triển yếu ớt… “Nhà tôi chủ động sớm vì mối quen bao năm nay nên không mua phải dây hom tiêu non. Năm nay, tôi ươm 15 vạn hom tiêu, 3 vạn cây cà phê, hầu hết khách đến đặt hàng từ đầu vụ”-chị Thơm chia sẻ.

Nhìn chung, giá các loại cây giống năm nay đều giảm. Giá tiêu giống bán tại các trại giống dao động trong khoảng 3 ngàn đồng/dây đơn và 5-6 ngàn đồng/dây đôi (năm ngoái 5-10 ngàn đồng/dây đơn hoặc đôi); giá cây cà phê giống 2-3 ngàn đồng/cây trồng 1 năm và 7-10 ngàn đồng/cây trồng 2 năm (năm ngoái 15-20 ngàn đồng tương ứng loại 1 và 2 năm)…

Cũng theo chị Thơm, nhu cầu của người trồng cà phê cũng đang dần có sự đổi chiều. Vài năm trước, người trồng thích mua cà phê giống 2 năm để rút ngắn giai đoạn kiến thiết cơ bản, nhanh cho thu hoạch thì năm nay, họ lại quay trở về tìm cây giống ươm 1 năm vì họ ngại bộ rễ cây giống 2 năm hạn chế, chậm phát triển. Giá các loại cây ăn trái như sầu riêng, mít, bơ… cũng giảm đáng kể do sự cạnh tranh giữa các trại giống. “Cây ăn trái hầu hết được nhập về từ Bến Tre, Buôn Ma Thuột. Nhìn chung giá cây giống này giảm khoảng 20-30% dù chi phí vận chuyển tăng do quy định kiểm soát tải trọng xe; dao động khoảng 25-60 ngàn đồng/cây giống, trong đó cây bơ Booth được tìm mua nhiều nhất”-chị Thơm nói.

Với những vườm ươm quy mô nhỏ hơn và ươm các loại cây trồng có kỹ thuật ươm đơn giản như bời lời, bạch đàn… tình hình cũng không khả quan hơn. “Tôi ươm hơn 11 vạn bời lời, chi phí đầu tư hơn 20 triệu đồng và công làm đất, chăm bón từ tháng 9 năm ngoái tới nay mà bán có 450-500 đồng/cây loại I, lãi không bao nhiêu”-anh Nguyễn Tăng Thống (tổ 9, phường Yên Thế, TP. Pleiku) cho biết.

Còn nhiều bất cập
 
Không thể phủ nhận, các vườn ươm cây giống trên địa bàn tỉnh đã cung cấp cho thị trường Gia Lai và các tỉnh lân cận hàng triệu cây giống mỗi năm. Nhờ đó, hàng ngàn hộ dân, không loại trừ người làm nghề ươm cây giống có thu nhập và thậm chí làm giàu. Có cầu ắt có cung, tuy nhiên, công tác quản lý đối với lĩnh vực này vẫn còn nhiều điều đáng bàn.
 

 

Ông Võ Mạnh Hùng-Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, cho rằng: Hiện tại để đưa ra con số chính xác có bao nhiêu cơ sở ươm cây giống trên địa bàn tỉnh là rất khó. Chúng tôi bắt đầu triển khai rà soát các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực này để có cơ sở quản lý cũng như chuyên môn.

Theo tìm hiểu của P.V, một số địa phương trọng điểm về sản xuất cây giống thì số lượng cơ sở được cấp phép đăng ký kinh doanh vẫn còn rất khiêm tốn so với thực tế: Chư Pah (trên 20 đơn vị), Chư Sê (12 đơn vị)… Riêng quản lý chất lượng giống cây trồng thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hậu quả không ai khác sẽ chính là người mua.

Nhiều hộ dân làm nghề ươm cây giống đều e ngại khi nhắc đến thủ tục pháp lý liên quan đến lĩnh vực mình đang sản xuất. Có rất nhiều lý do được họ đưa ra, như: do sản xuất nhỏ lẻ, thuế, thủ tục rườm rà, mất thời gian… Tuy nhiên, nếu tự phát và thả nổi như hiện nay thì kiểm soát như thế nào trong khi sản xuất cây giống là khâu không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.