Nhà trưng bày âm thanh Đak Nông: Độc đáo, mới lạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chúng tôi vô cùng phấn khích và ngạc nhiên khi được các bạn đồng nghiệp ở Báo Đak Nông đưa đến tham quan Nhà trưng bày âm thanh (Explore Sound) tại TP. Gia Nghĩa (người ta còn gọi là Bảo tàng âm thanh).

Đây là một trong những địa chỉ khá đặc biệt thuộc Công viên Địa chất toàn cầu trên địa bàn 6 huyện, thị xã thuộc tỉnh Đak Nông.

Nếu không được sự giới thiệu tỉ mỉ của thuyết minh viên thì có lẽ mọi người hơi khó hiểu và không thể trải nghiệm trong từng khu trưng bày của các phòng âm thanh như: âm thanh của đá, âm thanh của gió, âm thanh của con người…

Qua bàn tay sáng tạo của các nghệ sĩ người Pháp kết hợp với công nghệ hiện đại đã làm thức dậy một cách sống động những dạng vật chất trong tự nhiên mà ta ngỡ nó vô tri, vô giác. Điều đó nói lên rằng, từ xa xưa, loài người đã biết tận dụng, sáng tạo từ những thứ vật chất trong tự nhiên thành hữu dụng làm phong phú đời sống tinh thần.

Từ những âm thanh tự nhiên của đá, của nước, của gió… mà con người biết tạo ra các loại nhạc cụ như bộ gõ, bộ khí, bộ dây, bộ đồng, bộ gỗ… với những cấu trúc vô cùng biến ảo, tạo ra nền âm nhạc đầy hấp dẫn, đa dạng của các dân tộc khác nhau.

Những nhạc cụ cổ xưa của các dân tộc bản địa Tây Nguyên như đàn đá, các loại nhạc cụ chế tác từ tre nứa, rồi sau này mới sản sinh các loại cồng chiêng, một di sản độc đáo còn bảo tồn và phát huy đến thời hiện đại.

Du khách trải nghiệm âm thanh trên đàn đá. Ảnh: B.Q.V

Du khách trải nghiệm âm thanh trên đàn đá. Ảnh: B.Q.V

Trong 7 gian phòng trưng bày tại Bảo tàng âm thanh, du khách tiếp cận phòng âm thanh của đá với sự trưng bày bộ đàn đá (5 thanh), được tìm thấy ở suối Đak Kar, huyện Đak RLấp, tỉnh Đak Nông.

Ngược dòng thời gian, từ năm 1948, nhà dân tộc học Comdominas đã phát hiện bộ đàn đá ở huyện Lak (tỉnh Đak Lak) gồm 11 thanh được chế tác rất công phu. Hiện bộ đàn đá này được trưng bày tại Bảo tàng Con người tại Paris, Pháp.

Thoạt nhìn, chúng ta tưởng rằng đó là những khối đá vô tri vô giác ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, khi tương tác với bàn tay con người được sự hỗ trợ của công nghệ, các hòn đá ấy phát ra những âm thanh réo rắt, gợi lại thứ âm thanh quen thuộc của núi rừng.

Chính những âm thanh nguyên sơ, tự nhiên ấy mà con người cổ xưa đã phát hiện và sắp xếp nó thành một loại nhạc cụ phục vụ đời sống. Rồi đến các phòng trưng bày âm thanh của nước, của gió… với những nhạc cụ bằng tre nứa. Từ đó, chúng ta thấy sự sáng tạo của con người Tây Nguyên xưa.

Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng lãm các loại âm thanh, ánh sáng được lấy cảm hứng từ âm thanh tự nhiên khi tương tác với hơi thở, cường độ tương tác của con người, gọi là “khí quyển” được cấu trúc từ quả cầu bằng gốm, từ đó đem lại hiệu ứng bởi âm thanh phát ra và sự rung động ánh sáng bằng các màu sắc khác nhau.

Phải thừa nhận, từ khi phát hiện và công nhận Công viên Địa chất toàn cầu ở Đak Nông, lấy cảm hứng từ tự nhiên, các nghệ sĩ Pháp đã sáng tạo từ những âm thanh vốn có cộng với công nghệ hiện đại để tái tạo nên một bảo tàng hết sức độc đáo. Từ khi có Bảo tàng âm thanh này, Đak Nông đã thu hút được nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.