Nguyên hiệu trưởng và kế toán Trường CĐSP Đắk Lắk "rút ruột" gần 2 tỷ đồng như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ một ngày trước khi nghỉ hưu, ông Nguyễn Trọng Hoà - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk đã cùng với kế toán lập khống hàng loạt chứng từ, "rút ruột" gần 2 tỷ đồng tiền gửi của nhà trường tại ngân hàng.
Lập khống chứng từ, chi tiền vô tội vạ
Thông báo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước khu vực XII và Kết luận thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo nêu rõ các sai phạm tại Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk chủ yếu tập trung vào tài chính.

Trụ sở Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk tại 349 Lê Duẩn, TP.Buôn Ma Thuột. Ảnh: Ngọc Giàu
Trụ sở Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk tại 349 Lê Duẩn, TP.Buôn Ma Thuột. Ảnh: Ngọc Giàu
Theo đó, việc chi tiền cho các hoạt động của nhà trường hết sức vô tội vạ, không đúng các quy định.
Không chỉ vậy, chỉ trong một ngày (28/10/2020), trước khi nghỉ hưu, ông Nguyễn Trọng Hoà – nguyên hiệu trưởng và ông Trần Văn Khương (phụ trách kế toán) đã lập khống 20 chứng từ với tổng số tiền gần 1,9 tỷ đồng để chi các khoản không có thực, tự chạy về túi hai ông này.
Đáng nói, hầu hết các phiếu chi tiền đều có cùng địa chỉ đến là thủ quỹ nhà trường, Công ty TNHH Đắk Gia Lê và một cán bộ của Trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam (Cơ sở Đắk Lắk – đặt địa điểm trong khuôn viên Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk).
Cụ thể, có 4 phiếu chi (số 248, 249, 250, 251) chi cho bà Đinh Thị Hồng Luyến thanh toán cho cán bộ đi công tác với tổng số tiền gần 127 triệu đồng.
Có 4 phiếu chi khác được đánh số (252, 253, 254, 255) đều chuyển cho ông Tô Viết Tài, Trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam (Cơ sở Đắk Lắk) với tổng số tiền hơn 441 triệu đồng. Nội dung chi là thanh toán tiền hợp đồng tuyển sinh bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Có 2 phiếu chi (256, 257) người nhận Hà Văn Ánh số tiền 13.500.000 đồng và Trần Văn Khương cũng là 13.500.000 đồng, với nội dung tiếp khách.
Ngoài ra, có 9/10 uỷ nhiệm chi, ông Khương thực hiện lệnh chuyển tiền cho Công ty TNHH Đắk Gia Lê với tổng số tiền hơn 1,26 tỷ đồng để thanh toán các khoản tiền mua kính, dán decal phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 với số tiền gần 97 triệu đồng; mua giống cỏ lạc trồng tại khuôn viên nhà trường 99 triệu đồng; dỡ bỏ nhà xe sinh viên hoàn trả mặt bằng 99 triệu đồng; cắt tỉa cây, dọn vệ sinh khuôn viên cơ sở 1 và cơ sở 2 là 166 triệu đồng….
Không chỉ vậy, Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk còn thực hiện 2 hợp đồng "mua sắm giường phòng khách"với tổng số tiền gần 200 triệu đồng nhưng không có phiếu đề xuất nhu cầu, uỷ nhiệm chi thể hiện trả tiền trước khi có hợp đồng...

Khu giảng đường của Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk. Ảnh: Ngọc Giàu
Khu giảng đường của Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk. Ảnh: Ngọc Giàu
Tự giác nộp lại tiền, có bị xử lý?
Nguồn tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk khẳng định, việc nguyên hiệu trưởng và kế toán tự ý rút tiền gửi của đơn vị tại ngân hàng chi cho các nội dung là vi phạm nguyên tắc tài chính. Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã báo cáo UBND tỉnh, xin ý kiến xử lý sai phạm đối với các cá nhân, tập thể liên quan.
Trong khi đó, lãnh đạo Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk cho biết, ông Hoà đã nghỉ hưu từ cuối năm 2020, còn ông Khương đang được cử đi học lớp Cao cấp lý luận chính trị dài ngày.
Tuy nhiên, khi Kiểm toán nhà nước và Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk chỉ ra các sai phạm tài chính, ông Hoà và ông Khương đã khắc phục và "tự giác" nộp lại gần 1,9 tỷ đồng, mỗi người 927 triệu đồng.
Nguồn tin của PV Dân Việt cũng cho biết, Công an tỉnh Đắk Lắk cũng đã nhận được đơn tố cáo, xác lập nguồn tin tố giác tội phạm để điều tra theo quy định.
 Theo Ngọc Giàu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null