Người sáng chế lò sấy thuốc lá bằng điện

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Vừa qua, anh Trịnh Phó Hạnh-chủ cơ sở nông cơ Hạnh Thu (xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng lò sấy thuốc lá bằng hơi điện, giúp nông dân nâng cao thu nhập và hạn chế lấy củi rừng làm chất đốt.
Gần 20 năm sinh sống ở huyện Krông Pa, anh Hạnh luôn tìm cách làm thế nào để giúp người dân giảm chi phí mua củi, hạn chế nạn phá rừng lấy củi làm chất đốt và kéo giảm tình trạng ô nhiễm môi trường mỗi khi đến mùa thu hoạch thuốc lá.
Đầu năm 2020, trong một lần lướt Facebook, anh Hạnh tình cờ tiếp cận lò sấy thuốc lá bằng công nghệ mới nên đã mày mò nghiên cứu, thử nghiệm. Trò chuyện với chúng tôi, anh chia sẻ: Gần 3 tháng, tôi chỉ tập trung điều chỉnh lực đẩy để hơi nóng tỏa nhiệt đều trong khoang lò, làm sao độ nóng vừa đủ. Vì nếu nóng quá nhanh thì lá thuốc sẽ mất nước, còn quá chậm thì màu không đẹp. Làm ra lò sấy nhưng còn phải thử nghiệm, tìm người đồng hành. Muốn thử nghiệm phải có khoang lò. Nhà tôi thì không có sẵn nên nhờ mãi mới được người quen cho mượn. Thật may, sau 3 ngày 3 đêm, mẻ sấy thuốc thử nghiệm đầu tiên đã thành công.
Điểm nổi bật của lò sấy điện là khung lò làm bằng sắt cách nhiệt, giảm thời gian, nhiên liệu. Mặt khác, có thể tận dụng nhiều loại chất đốt khác nhau như: vỏ trấu, xơ dừa… Nhờ vậy, bà con nông dân tiết kiệm chi phí đầu tư, thời gian canh lò, đặc biệt lá thuốc khô vàng đều theo đúng tiêu chuẩn. Anh Nguyễn Văn Tuấn (buôn Ktô, xã Chư Gu) cho hay: “Nhà tôi trồng 2 ha thuốc lá. Trước khi thu hoạch 1 tháng, tôi thường đi khắp vùng để tìm mua củi sấy. Nhưng càng ngày tìm củi rất khó, lại tốn kém. Khi nghe anh Hạnh sáng chế ra lò sấy bằng hơi điện, tôi mừng lắm và quyết định thử ngay. Tôi hài lòng với lò sấy hơi điện do anh Hạnh cải tiến”. Theo anh Tuấn, trước đây, mỗi vụ phải tốn 60-70 triệu đồng mua củi sấy thuốc. Với lò sấy này thì anh có thể tận dụng các loại phế phẩm làm chất đốt nên chi phí giảm 1/3.
Ông Nguyễn Văn Hậu (bìa phải)-buôn Tơ Nia, xã Chư Gu, huyện Krông Pa vui mừng từ khi có lò sấy thuốc lá bằng hơi điện của anh Hạnh giúp giảm chi phí, không tốn nhân công. Ảnh: Đinh Yến
Ông Nguyễn Văn Hậu (bìa phải)-buôn Tơ Nia, xã Chư Gu, huyện Krông Pa vui mừng từ khi có lò sấy thuốc lá bằng hơi điện của anh Hạnh giúp giảm chi phí, không tốn nhân công. Ảnh: Đinh Yến
Ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa:Lò sấy thuốc lá bằng hơi điện của anh Trịnh Phó Hạnh mà một số người trồng thuốc lá trên địa bàn huyện đang áp dụng giảm được 40% chi phí so với sấy thuốc bằng lò củi thông thường. Lò sấy này tận dụng được tất cả các phụ phẩm nông nghiệp để làm chất đốt tạo hơi nóng sấy thuốc lá. Hơn nữa, lò sấy này rất an toàn, không sợ xảy ra hỏa hoạn cháy thuốc như lò sấy bằng củi. Với tính năng hiệu quả của lò sấy này, chính quyền địa phương khuyến khích người dân nên áp dụng để giảm chi phí, giúp tăng thu nhập, bảo vệ môi trường, góp phần hạn chế khai thác rừng lấy củi làm chất đốt.
Theo ông Nguyễn Văn Hậu (buôn Tơ Nia, xã Chư Gu), lò sấy do anh Hạnh sáng chế đơn giản, dễ sử dụng, lá thuốc được sấy vàng đều mà chi phí hợp lý. Lò sấy đã cùng lúc giải quyết bài toán củi đốt, giảm nhân công sấy thuốc và đặc biệt 1 mẻ có thể sấy tới vài tấn thuốc lá tươi. “Sấy bằng củi đốt thì sau đó phải đem phơi sương 1 đêm để lá mềm lại mới đóng gói. Còn sấy bằng lò này chỉ cần tắt nguồn điện, hơi nóng giảm dần, lá thuốc mềm lại, có thể đóng gói ngay”-ông Hậu nhận xét.
Đến nay, anh Hạnh đã cung cấp ra thị trường 83 lò sấy hơi điện với giá 35 triệu đồng/lò. Ông Lê Xuân Hưng-Chủ tịch Hội Nông dân xã Chư Gu-cho hay: Xã có hơn 200 hộ dân trồng thuốc lá với tổng diện tích khoảng 300 ha. Nhiều hộ thu nhập 400-600 triệu đồng/năm từ loại cây trồng này. Sáng chế của anh Hạnh được đông đảo bà con đón nhận, đánh giá cao. Sáng chế này không chỉ giúp nông dân giảm chi phí, nhân công mà còn giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường, nạn phá rừng.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

“Nhiều người hỏi nay làm gì, mình nói ở nhà bán bánh kem online. Ngay lập tức, nhiều người quen và bạn bè ngạc nhiên: “Học cho đã rồi đi bán bánh”. Họ đâu biết rằng nghề bánh cho mình thu nhập gấp 10 lần thời còn làm ở góc văn phòng”, chị Hoài Thương nói.
“Rượu vang” Tây Nguyên

“Rượu vang” Tây Nguyên

(GLO)- Từ những loại quả thưởng thức cho “vui” miệng, gắn với ký ức tuổi thơ của không ít người Tây Nguyên, giới yêu ẩm thực phố núi Pleiku đã sáng tạo nên dòng rượu vang cao nguyên hấp dẫn mang tên boh chieng lai, chòi mòi (boh kchil).