Người phụ nữ trẻ với ý chí giúp bà con làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Xuất thân từ người nông dân “một nắng hai sương”, chị Trần Thị Cảm (32 tuổi, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) đã mạnh dạn chuyển từ mía là cây bản địa để gây dựng nên vườn cây ăn quả 3 ha. Không dừng lại ở đó, người phụ nữ này còn quyết tâm đi khắp nơi để học hỏi kinh nghiệm nhằm mục đích xây dựng một hợp tác xã cây ăn trái.
Người phụ nữ “chân đất” học làm giàu
Chị Trần Thị Cảm sinh ra trên vùng đất “chết” toàn là sỏi đá và nắng hạn nên chỉ phù hợp với cây mía, cây mì. Cũng vì vậy mà gia đình chị cũng như bà con trong vùng phải “một nắng, hai sương” để làm ra cây mía bán song cái đói, cái nghèo cứ bám lấy bà con mãi.
Lấy chồng, ổn định một thời gian thì chị Cảm thấy nếu cứ bám lấy cây mía, cây mì thì sẽ không thoát khỏi cái nghèo nên chị đã bắt đầu khăn gói đi học cách làm giàu.
 Chị Trần Thị Cảm chia sẻ kinh nghiệm trồng cây ăn quả trên đất cằn
Chị Trần Thị Cảm chia sẻ kinh nghiệm trồng cây ăn quả trên đất cằn
Trò chuyện với chúng tôi, chị Cảm nhớ lại: “Một lần tình cờ, sang nhà anh bạn chơi thấy anh đó trồng ít ổi và mình thử ăn thì thấy rất ngọt thơm, lại ít hạt, từ đó mình đã có ý nghĩ sẽ trồng cây ăn quả.
Trước đó, mình cũng đã trồng bơ mà không hợp thổ nhưỡng nên bơ cũng phát triển chậm. Nay quyết định phá mía chuyển sang trồng cây ăn quả thì mọi người càng nói nhiều hơn. Vì tự dưng phá dòng cây chủ lực đi trồng ổi rồi bơ, dừa...mà không biết đầu ra thế nào...”.
“Để chắc chắn với sự lựa chọn của mình thì tôi bắt đầu lên các trang mạng tìm hiểu những mô hình, thu nhập và đầu ra. Bên cạnh đó, tôi đã gửi con và đi tới các mô hình để học hỏi kinh nghiệp và nghiên cứu thổ nhưỡng.
Đặc biệt, tôi còn ra các vựa cây lớn ở miền Nam để tìm hiểu và mua giống chuẩn về trồng trên vườn. Trong quá trình chăm sóc nếu không hiểu về kĩ thuật hay sâu bệnh thì tôi lại liên hệ với những chuyên gia để hỏi, nhờ tư vấn…”, chị Cảm bộc bạch.
Nằm lạc lõng giữa hàng nghìn ha mía là khu vườn rộng 3ha được phủ kín bằng 4 loại cây ăn quả từ ổi, xoài, bơ, dừa. Là một người không được qua trường lớp đào tạo nào về việc chăm sóc cây trồng, phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống vườn của chị Cảm lại được xây dựng theo mô hình V-A-C để tận dụng tốt điều kiện tự nhiên, giảm thiểu chất hóa học vào vườn cây.
Mạnh dạn chuyển đổi, đến nay trong khu vườn 3ha của chị Cảm đã có 4 loại cây ăn quả trong đó nhiều nhất vẫn là cây ổi với 1200 gốc, bơ 250 gốc, xoài 28 gốc và dừa 200 gốc. Chỉ riêng cây ổi, dù mới hái bói 2 tháng đầu tiên, chị đã thu về 2 tấn quả cho thu nhập 30 triệu đồng, những loại quả còn lại như bơ, xoài, dừa mùa tới sẽ cho thu hoạch. Bên cạnh đó, toàn bộ diện tích trồng cây ăn quả 3ha này đều được chị Cảm đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt.
Xây dựng hợp tác xã cây ăn quả trên “đất cằn”
Chia sẻ với chúng tôi, chị cảm tâm sự: “Hồi đó nhà nghèo không có tiền học nên học đến lớp 9 rồi nghỉ, theo bố mẹ về làm nông, rồi lấy chồng. Trước đây, toàn bộ diện tích 3ha này đều thử nghiệm đủ các loại cây từ đậu, bắp, mì, mía nhưng vẫn không đạt năng suất. Sau khi mình đi ra ngoài học hỏi các mô hình thì mình nghĩ quan trọng vẫn là chất lượng của cây trồng, chứ không phải là đầu ra cho sản phẩm…”.
“Thực ra, trồng cây ăn quả mình thấy dễ hơn trồng mía, chỉ cần nắm được kỹ thuật, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của nó thì cây phát triển rất tốt. Ví dụ như cây ổi, khi ra quả mỗi cành nên để từ 1-2 quả để phát triển nhanh hơn, cây sẽ không bị còi hay ảnh hưởng đến chất lượng quả. Mỗi chồi ra khoảng 20 phân là bấm mắt để ổi có thể ra hoa nhiều hơn mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nuôi quả...
Toàn bộ phân bón, thuốc thang mình đều ưu tiên dùng theo phương pháp hữu cơ. Thường thì mình hay sử dụng những thực phẩm như tỏi, ớt, gừng để trị lại những con sâu, bướm đục trái, đục cây...”, chị Cảm cho biết thêm.
 Phát triển giống bơ trên đất cằn cho thấy thích hợp rõ rệt
Phát triển giống bơ trên đất cằn cho thấy thích hợp rõ rệt
Vì trước đây không có điều kiện để học tập nên toàn bộ kiến thức về nông nghiệp chị đều tham khảo trên mạng, từ những chuyến đi thực tế...Không chỉ làm giàu cho riêng mình, chị Cảm còn hướng dẫn người dân quanh vùng cách trồng và chăm sóc những loại cây ăn quả như: ổi, bơ, xoài, dừa...
Chia sẻ với chúng tôi về dự định sắp tới chị Cảm cho biết: “Hiện tôi đã cùng với hơn 13 hộ viên có cùng đam mê trồng cây ăn quả sẽ cùng thành lập ra hợp tác xã trên địa bàn. Việc thành lập HTX sẽ liên kết bà con lại với nhau. Qua đó, xây dựng được chuỗi hoa quả, nông sản sạch đến với người tiêu dùng.
Để cho người dân trong vùng có được những hiểu biết căn bản về thổ nhưỡng thì sắp tới tôi đã mời nhiều chuyên gia về tại xã nghèo này để tư vấn cho bà con kĩ thuật, chăm sóc các loại cây ăn quả theo đúng quy trình...
Hiện nay các hội viên cũng đã mạnh dạn trồng cây ăn quả và thời gian tới sẽ mở rộng diện tích. Tôi hy vọng trên vùng “đất cằn” sẽ mọc lên những vườn cây ăn trái giúp bà con thoát nghèo”.
Phạm Hoàng (Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null