Người lao động phi chính thức: Vật lộn với cuộc sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không kỹ năng nghề nghiệp, đa phần không tham gia tổ chức đoàn thể nào nên dường như người lao động phi chính thức phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, nhất là khi ảnh hưởng của dịch COVID-19 rõ nhất.

Người lao động phi chính thức gặp rất nhiều khó khăn trước ảnh hưởng của COVID-19. Ảnh: M.net
Người lao động phi chính thức gặp rất nhiều khó khăn trước ảnh hưởng của COVID-19. Ảnh: M.net


Mất khoảng 50% thu nhập

Chị Nguyễn Thị Hoa (quê Thái Bình) lên Hà Nội làm nghề thu mua phế liệu. Cách đây 15 năm, do hoàn cảnh khó khăn, chồng mất sớm, chị Hoa quyết định gửi 2 con cho ông bà ngoại, lên Hà Nội tìm việc. Không nghề nghiệp, không kỹ năng nên chị chỉ có thể làm những công việc giản đơn như bưng bê, rửa bát.

Trong một lần theo các bạn trọ đi thu dọn phế liệu tại một ngôi nhà đập đi để xây nhà mới, chị thấy có thể theo được nên chuyển hẳn sang thu mua phế liệu. Công việc hằng ngày của chị là đạp chiếc xe đạp cũ đi các ngõ ngách, khu tập thể để thu mua giấy báo, sắt vụn. Thậm chí, chị sắm thêm cái móc sắt dài để đi qua những chỗ đổ rác có thể bới ra, nhặt nhạnh những thứ có thể thu gom. Những thứ thu gom được, chị mang về bán cho 1 đầu mối. Thu nhập cũng tạm ổn, sau khi ăn uống tằn tiện, trả tiền thu trọ, mỗi tháng chị Hoa gửi được 3.500.000 đồng - 4.000.000 đồng về quê.

Như bao người lao động tự do, làm việc ở khu vực phi chính thức, COVID-19 đã làm chị Hoa mất khoảng 50% thu nhập. Dịch bệnh xảy ra, giãn cách xã hội khiến chị không thể thu gom được phế liệu như trước. Chị chỉ có thể đến một vài khu vực đã có nhiều gia đình quen trước đó để gom giấy báo, vỏ lon. Có quán ăn đêm trước đấy vẫn để chị thu nhặt vỏ lon thì cũng phải đóng cửa - không chỉ đóng cửa thời gian giãn cách xã hội, mà sau đó đã nghỉ bán luôn vì quá ế ẩm. Từ tháng 4 đến nay, cao nhất, chị Hoa cũng chỉ kiếm được khoảng 3.000.000 đồng - 4.000.000 đồng/tháng (chỉ bằng số tiền trước đây gửi về quê hằng tháng).

Theo kết quả khảo sát phục vụ nghiên cứu “Tác động kinh tế - xã hội của đại dịch COVID-19 tới nhóm yếu thế - người di cư làm việc trong khu vực phi chính thức - tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam” được Mạng lưới Hành động vì người lao động di cư (M.net) thực hiện trên tổng số 649 người lao động di cư phi chính thức tham gia cho thấy, hơn một nửa (53%) người tham gia nghiên cứu bị mất từ 75% thu nhập do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, do các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống lây nhiễm bệnh, hầu hết người lao động di cư làm việc trong khu vực phi chính thức bị giảm và mất việc làm. Cụ thể, 40% bị mất 100% thu nhập, 13% bị mất 75% thu nhập; 19% bị mất 50% thu nhập. Nếu tính mất thu nhập từ 50% trở lên thì tỉ lệ bị ảnh hưởng là 72%. Bị mất thu nhập từ 75% trở lên ở người di cư làm nghề thu gom rác, làm việc ở cơ sở dịch vụ và nghề khác tương ứng là 43%, 47% và 39%.

Mong muốn hoà nhập với điều kiện làm việc mới

Cũng theo nghiên cứu trên, có gần 50% người tham gia nghiên cứu không được nhận hỗ trợ từ bất cứ tổ chức nào. Cụ thể ở từng nhóm: Có đến 55%, 40%, 38% và 37% không nhận được hỗ trợ tương ứng với người di cư phi chính thức làm ở cơ sở dịch vụ, người làm công việc khác, người thu gom rác và người bán hàng rong.

Chính quyền địa phương các cấp đã nỗ lực vận động, huy động cộng đồng cùng với các tổ chức, cá nhân hỗ trợ tiền mặt hoặc hiện vật cho người di cư đang sinh sống tại địa phương gặp khó khăn do COVID-19; 4% nhóm làm việc khác (cơ sở sản xuất bánh mì, cơ sở đào tạo...) nhận được hỗ trợ của chính quyền địa phương và tương ứng 19% người bán hàng rong và 12% người thu gom rác nhận được hỗ trợ từ chính quyền địa phương...

Hơn 70% người tham gia nghiên cứu có nhu cầu được hỗ trợ ngắn hạn và dài hạn. Đặc biệt là có đến 72% nhóm bán hàng rong mong muốn được hỗ trợ tiền để phục hồi sản xuất/kinh doanh và 54% mong muốn có thể hòa nhập với điều kiện làm việc mới. 36% người thu gom rác, 28% người làm công việc khác, 29% người làm dịch vụ và 25% người bán hàng rong mong muốn có thể hòa nhập với điều kiện làm việc mới.

https://laodong.vn/xa-hoi/nguoi-lao-dong-phi-chinh-thuc-vat-lon-voi-cuoc-song-863906.ldo
 

Theo LINH NGUYÊN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp trực tuyến toàn quốc lần thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước vào chiều 12-1 để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.