Người lái xe năm ấy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lúc đang là Chánh Văn phòng Huyện ủy Chư Pah (cũ), tôi được Ban Tổ chức Tỉnh ủy điều động về làm Thư ký riêng cho Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai-Kon Tum, khi ấy là chú Nguyễn Văn Sỹ (Ksor Krơn) vào cuối năm 1987. Kể từ ấy, tôi và người lái xe riêng của chú Sỹ-anh Nguyễn Văn Thôn-trở thành đôi bạn thân thiết, gắn bó với nhau như anh em một nhà. Dù mỗi người có một nhiệm vụ riêng, nhưng chúng tôi đều chung một lòng cố gắng phục vụ cho Bí thư một cách tốt nhất.
Anh Thôn lớn hơn tôi chỉ 4 tuổi, nhưng đã có một bề dày kinh nghiệm về chuyên môn đáng nể. Anh học nghề lái xe từ năm 1970, từng lái xe khách đường dài, rồi chuyển sang lái xe riêng cho một chủ doanh nghiệp trước ngày giải phóng. Người ta kể, ngày trước, chủ các hãng xe khách chọn tài xế rất kỹ, ngoài chuyên môn giỏi còn phải là người có những đức tính tốt; anh Thôn là người như vậy. Duyên số đẩy đưa thế nào mà chỉ sau ngày giải phóng miền Nam ít hôm, anh Thôn được tổ chức tuyển dụng vào lái xe cho Tỉnh ủy Kon Tum, sau đó lái riêng cho chú Nguyễn Văn Sỹ. Ngồi trên xe anh cầm lái, chúng tôi thấy rất an tâm, dù đó là đường trường, với những chiếc xe tốt nhất thời ấy trên quốc lộ, hay đường rừng với những chiếc xe đời cũ, vượt dốc cao, ngầm sâu, lầy lội... Có lần, trên đường từ thị trấn Đak Tô, vượt đèo Măng Rơi đi Tu Mơ Rông trên con đường có thể nói “do đi mà thành”, trời đã về chiều, rừng mưa, đường trơn, không một bóng người lại qua, cách xã Tu Mơ Rông chừng vài cây số, đột nhiên xuất hiện con mương rộng cả mét vắt qua đường do một cơn mưa buổi trưa tạo ra. Với cái xẻng nhỏ và con dao rựa trên xe khó có thể làm gì được với con mương này để xe qua. Tôi định lội bộ vào xã để nhờ trợ giúp. Nhưng sau một lúc quan sát, “nghiên cứu”, anh Thôn khẳng định anh sẽ đưa xe vượt qua được. Và đúng như vậy, chỉ với hai cây gỗ bên đường bắc qua con mương, anh đã đưa chiếc xe U oát vượt qua an toàn trước sự thán phục của mọi người.
 Bộ đội vượt Trường Sơn. (Ảnh tư liệu)
Bộ đội vượt Trường Sơn. (Ảnh tư liệu)
Bất kỳ khi nào, dù mưa hay nắng, ngày hay đêm, anh Thôn luôn là người đúng giờ trong việc đưa đón chú Sỹ. Điều đó với người lãnh đạo là cần thiết, nên những người phục vụ cũng cần có đức tính này. Nhiều năm phục vụ chú Sỹ, tôi cũng tự rèn luyện cho mình tính nghiêm túc trong giờ giấc, khi làm việc ở cơ quan hay họp hội, kể cả trên từng chuyến đi xa... Với anh Thôn, đã lên xe cầm vô lăng là anh như trở thành một con người khác. Ngồi ghế phía sau lưng anh, đôi lúc sợ anh buồn ngủ, tôi gợi chuyện để làm vui, nhưng với anh điều đó là không nên, vì anh cần tập trung tư tưởng cho cung đường phía trước. Đôi khi trên xe, chú Sỹ và tôi cùng trao đổi một công việc gì đấy, như thế cũng là bình thường giữa lãnh đạo và người giúp việc, nhưng những câu chuyện ấy chẳng bao giờ có người thứ tư biết được. “Chẳng học nghề Cơ yếu như mày, nhưng lái xe cho lãnh đạo cũng cần có đức tính... im lặng”-một lần anh đùa với tôi như thế.
Còn chú Sỹ thì nói với tôi, cũng là lời nhận xét: “Thôn nó lái xe tốt, tính tình vui vẻ, hòa đồng, khiêm tốn, biết giữ gìn xe, xe luôn sạch sẽ, nhưng... nhiều khi do vui mà say, đã bị chú nhắc nhở vài lần rồi đấy”. Nói về “chuyện say” của anh Thôn, tôi hiểu cũng là thông điệp chú Sỹ nhắn tới tôi, bởi ít khi nào anh Thôn say mà không có sự góp mặt của… thư ký.
Tôi và anh xa nhau khi Gia Lai-Kon Tum chia thành 2 tỉnh, năm 1991. Về tỉnh mới, anh thôi cầm lái, công việc mới của anh là “bưng bê kê dọn, cờ đèn kèn trống” ở Văn phòng Tỉnh ủy. Rồi một tai nạn giao thông đã cướp anh vĩnh viễn trên đường từ nhà đến trụ sở. Anh ra đi thế mà tính đến nay cũng đã gần một phần tư thế kỷ. May mắn thay, anh có một người vợ đảm, các con anh giờ đều đã trưởng thành trong nghề giáo viên, ngân hàng. Chắc chắn nơi chín suối,  linh hồn anh cũng thanh thản phần nào... Người vợ đảm của anh chính là chị Võ Thị Ninh, một cơ sở mật của A51-H15 trong lòng thị xã Kon Tum khi chị chưa đến tuổi 15 (năm 1968). Tôi luyện trong công tác cách mạng, trong nhà tù của giặc, cũng là một đảng viên, chị Ninh trở thành người vợ đảm đang, trụ cột của gia đình, đó là điều kiện giúp anh Nguyễn Văn Thôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đoàn Minh Phụng

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null