Người giàu cũng khóc vì... vay 'nóng'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vay 'nóng', tín dụng đen chưa chắc giải quyết được khó khăn trong khi có nguy cơ sa vào những rủi ro nghiêm trọng hơn vấn đề đang mắc phải.

 

 “Chủ nợ” Trần Thu Hà đã bị cơ quan công an tạm giam- ẢNH: V.M
“Chủ nợ” Trần Thu Hà đã bị cơ quan công an tạm giam- ẢNH: V.M


Công an Đà Nẵng vừa khởi tố, bắt 2 bị can Trần Thu Hà (41 tuổi) và Lê Trọng Phương (31 tuổi, cùng ngụ Đà Nẵng) tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Đây là hai chủ nợ của nữ đại gia Đào Thị Như Lệ (41 tuổi, ngụ Đà Nẵng), trong đó Hà cho vay 10 tỉ đồng, lãi 1%/ngày, lấy lãi 1,2 tỉ đồng; Phương cho vay 2 tỉ đồng, lãi 0,3%/ngày, trục lợi 1 tỉ đồng.

Lệ từng được giới làm ăn ở Đà Nẵng xếp vào số nhân vật có máu mặt, “đại gia” trong “câu lạc bộ ngàn tỉ đồng”. Việc nữ đại gia sa cơ, trở thành miếng mồi ngon của giới cho vay nặng lãi, Công an Đà Nẵng đang tiếp tục truy xét thêm nhiều chủ nợ (ngoài 2 bị can Hà, Phương).

Điều này cho thấy, tín dụng đen không chừa một ai. Không chỉ người yếu thế cần tiền, bị giang hồ tạt sơn, chất bẩn để “khủng bố” đòi nợ, mà người giàu cũng khóc. Từng có “số má” như Lệ cũng bị lãi cắt cổ, nếu không kịp trả thì lãi cộng dồn vào gốc và tiếp tục tính lãi.

Cho vay nặng lãi là mầm mống của nhiều loại tội phạm khác. Cũng vì tín dụng đen, Đào Thị Như Lệ đã nhờ Dương Thị Ngọc Anh (41 tuổi, chuyên viên Văn phòng đăng ký đất đai Q.Sơn Trà) tuồn 22 sổ đỏ của công dân đưa Lệ thế chấp, vay nóng trả nợ xoay vòng. Lệ, Anh bị tạm giam tội lợi dụng chức vụ quyền hạn thi hành công vụ, Lệ còn bị khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây là minh chứng rõ ràng nhất.

Đành rằng một số hạn chế của thủ tục vay ngân hàng chưa thể thay thế được cho vay dân sự, nhưng trước các hoạt động cho vay ngoài xã hội ngày càng biến tướng, người vay cần tránh xa miếng phô mai trên bẫy chuột - tưởng được miếng ngon nhưng trở thành miếng mồi.

Vay nóng, tín dụng đen chưa chắc giải quyết được khó khăn trong khi có nguy cơ sa vào những rủi ro nghiêm trọng hơn vấn đề đang mắc phải. Còn đối với chủ nợ nêu trên, trong những game tài chính, “high risk, high return” (lợi nhuận cao đi kèm rủi ro cao) vẫn luôn là bài học đắt giá.

Theo Văn Minh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm an sinh xã hội

Trách nhiệm an sinh xã hội

Bên cạnh đau đớn về thể chất lẫn tâm lý, người bệnh ung thư còn nhiều lo toan về chi phí chữa trị, từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Có những gia đình từ khá giả đã rơi vào kiệt quệ, phải bán tài sản, vay mượn khắp nơi, thậm chí vay nóng để điều trị ung thư.

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.