Người cựu chiến binh luôn nghĩ về đồng đội đã khuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Về xã Mỹ Quới, TX.Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng), chúng tôi được nghe chuyện một người cựu chiến binh - thương binh đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng xây dựng nhà thờ cúng các anh hùng liệt sĩ vốn là đồng đội của ông và của các con ông.
 

Nhà thờ cúng liệt sĩ do cụ Huỳnh Văn Quới xây dựng.
Nhà thờ cúng liệt sĩ do cụ Huỳnh Văn Quới xây dựng.

Người đó là cụ Huỳnh Văn Quới, nay đã 93 tuổi. Trò chuyện với chúng tôi, cụ Quới bồi hồi kể lại: “Tôi từng tham gia hai cuộc kháng chiến, hai người con trai của tôi cũng là những người lính.

Hết chiến tranh, cả ba cha con đều là thương binh. Tôi và người con trai lớn là thương binh hạng 2/4, còn một người con trai khác là thương binh hạng 3/4”.

Sau khi về quê hương, ông và các con rất trăn trở, nghĩ nhiều về những đồng đội một thời gian khổ của mình. Trong chiến tranh, anh em cùng chung chiến hào, chung gian lao, chia ngọt sẻ bùi. Thế nhưng, trong những năm tháng ác liệt đó, nhiều đồng đội đã ngã xuống.

 

Hai vợ chồng cụ Huỳnh Văn Quới.
Hai vợ chồng cụ Huỳnh Văn Quới.

Có người tìm được hài cốt, còn lại rất nhiều người cho đến nay vẫn không biết nằm ở đâu, không được hương khói đầy đủ…

“Chính vì thế, tôi mới nảy sinh ý tưởng và bàn với các con là sẽ xây dựng một nơi thờ cúng các liệt sĩ, không chỉ là đồng đội của tôi, của con tôi mà cho tất cả các liệt sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất này. Thật vui khi cả gia đình tôi đều ủng hộ, và chúng tôi bắt tay thực hiện xây dựng nhà thờ các liệt sĩ ngay trong đất vườn, cạnh ngôi nhà hiện nay tôi đang ở”, ông nói.

Ông Huỳnh Tấn Lịnh, con trai cụ Quới, hiện là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Mỹ Quới, cho biết công trình được xây dựng từ năm 2014, với quy mô một trệt một lầu, tổng diện tích khoảng 500 m2, kinh phí xây dựng khoảng 500 triệu đồng đều do con cháu trong gia đình đóng góp. Phía tầng trên được dùng làm nơi thờ Bác Hồ và trưng bày các tư liệu, hình ảnh về những đồng đội của cụ Quới cũng như của hai người con trai. Phần dưới được bố trí làm nơi thờ cúng các liệt sĩ. Hiện nay công trình cơ bản đã xong nhưng vẫn còn tiếp tục hoàn thiện thêm.

Cụ bà Lê Thị Duyên (87 tuổi, vợ cụ Quới) nói thêm: “Khi nghe ổng bàn xây nhà thờ cúng liệt sĩ, tôi vui lắm. Chồng con tôi đều là người lính, thời chiến tranh, đồng đội sống chết có nhau, nay hòa bình rồi, xây nhà thờ cúng liệt sĩ để có nơi hương khói cho anh em, để các anh em về cùng với chúng tôi. Được như vậy là quá hạnh phúc…”.

Cao Xuân Lương/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.