Người cựu binh già giúp dân trong bão

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dân làng biển Minh Sơn sẽ không bao giờ quên tấm lòng cứu người lúc bão tố mưa sa của ông Nguyễn Lạc (66 tuổi, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Tờ mờ sáng 16-9, những phụ nữ hai ngày qua trú ngụ tránh bão ở nhà ông Nguyễn Lạc bồng bế con trở về nhà. Họ bảo nếu không được ông Lạc mở cửa nhà cưu mang thì chưa biết mạng sống họ có còn không.

"Bắt" dân về nhà mình

Cơn bão số 10 đi qua gần một ngày nhưng gương mặt của người cựu binh Nguyễn Lạc vẫn còn lo lắng.

 

Ông Nguyễn Lạc cùng đứa cháu tại căn nhà của mình, nơi đêm trước đã cưu mang hàng chục người dân trú bão.
Ông Nguyễn Lạc cùng đứa cháu tại căn nhà của mình, nơi đêm trước đã cưu mang hàng chục người dân trú bão.

Ông Lạc nói: "Ở ngôi làng ven biển này hầu như năm nào cũng "dính" ít nhất một hai cơn bão. Làng nghèo, đa số nhà cửa bà con còn rất tạm bợ nên đến mùa bão là lo nơm nớp".

Nhưng vì dân biển làng này quá quen với bão tố nên bà con cũng lấn cấn chưa muốn di tản, đợi khi lúc nào bão gần vào mới chịu đi.

Lúc ấy trời đã khuya, gió giật ầm ầm vào những căn nhà ven biển.

Ông Lạc nói với mấy thanh niên còn ở lại trụ sở thôn "gió kiểu ni là nhà dân không chịu được rồi. Phải đập cửa đưa họ di tản ngay, nếu không sập nhà thì bà con mình chết hết".

Thế là ông Lạc cùng mọi người chạy về hướng biển, nơi những căn nhà mái tôn đang lung lay trong gió.

"Lúc đó nhà nào cũng đóng kín cửa, mình la lớn mà họ không nghe, chả ai ra mở cửa cả. Tôi nói anh em dùng tay đập mạnh vào cửa, lấy loa cầm tay la lớn đề nghị bà con phải đi ngay. Nhà nào có con nhỏ mới sinh, phụ nữ có thai, trẻ em, người già là tôi "năn nỉ" bà con đi, đừng lo gì hết, cứ lên nhà tôi mà ở" - ông Lạc nhớ lại.

Cuộc di tản bắt đầu lúc nửa khuya giữa cơn mưa như trút nước.

Những người đàn ông bồng vợ con đưa lên nhà ông Lạc để tránh bão.

Phải đến gần rạng sáng cả trăm gia đình đã đưa người thân đi lánh nạn ở các ngôi nhà kiên cố trong làng đúng lúc cơn bão đang áp sát vào bờ.

Riêng nhà ông Lạc có đến 13 gia đình với 40 người nhân khẩu, chủ yếu là phụ nữ có thai, trẻ em, người già.

"Giúp dân là giúp mình"

Căn nhà ông Lạc nằm kiên cố ngay giữa làng Minh Sơn. Dù thuộc loại nhà vững chắc nhất nhì làng nhưng do bão quá lớn, mái hiên cũng đánh sập một góc.

Ông Lạc cho biết mình là người lính chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng gần chục năm. Sau ngày đất nước thống nhất về quê làm ruộng, đi biển.

Cuộc sống ở làng biển này nhà nào cũng làm mấy sào ruộng với chiếc ghe nhỏ đi biển chỉ đủ ăn nên nhà cửa còn tuềnh toàng lắm.

"Hồi mới lấy vợ, con đông nên nhà tôi thuộc loại nghèo xơ xác. Tôi đã chứng kiến nhà mình bị sập hai lần vì bão nên giờ rất hiểu hoàn cảnh bà con" - ông Lạc tâm sự.

Bà Đinh Thị Nhất, vợ ông Lạc, tâm sự: "Ước mơ của vợ chồng tôi là xây được cái nhà khang trang. Tằn tiện bao nhiêu năm, mấy năm trước con cái hỗ trợ thêm vợ chồng tôi mới làm được cái nhà kiên cố. Giờ mưa gió mình ở trong căn nhà ấm áp, không lo mưa bão xô đổ mà thấy bà con ở tạm bợ vậy cũng thương nên năm nào cũng nhận bà con đến trú bão".

Khi nghe đài báo bão là bà Nhất lại lên chợ huyện mua thêm mắm muối, mì gói, cá khô, thêm một bình gas dự phòng.

"Biết bà con đến trú nên mình phải chuẩn bị trước. Vợ chồng tôi và con gái lo cơm nước, chăn màn cho bà con ăn ngủ đàng hoàng. Bao giờ tôi cũng thủ sẵn một thùng sữa cho các bà bầu với mấy đứa nhỏ. Nhìn mấy đứa mang bầu chạy bão tôi thương như con gái mình".

Hữu Khá-Tấn Vũ/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.