(GLO)- Cầm trong tay cuốn sổ ghi chép đượm màu thời gian, lật qua vài trang, mắt tôi “dính” vào cuộc trò chuyện được ghi từ tháng 3-2003 với bà Rơchâm Jiu-vợ một cán bộ hoạt động bí mật trong thời chiến.
Tên ông được đặt cho một ngôi trường trung học tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2013. Ông mất, dân rước linh vị về lập miếu thờ và năm 2016 ngôi miếu được xây lại khang trang hơn để cộng đồng nhang khói. Người cộng sản ấy hết lòng vì dân, giúp dân thay đổi cuộc đời, được dân coi như vị phúc thần của họ. Ông tạ thế từ hơn hai mươi năm trước nhưng ngọn lửa tinh thần của ông vẫn tỏa sáng giữa rộng dài sóng nước Tam Giang…
Những năm thập niên 60 - 70 của thế kỷ 20, khi A Pa Chải - Leng Su Sìn còn xa hun hút, đi bộ cả tuần mới tới, rất nhiều người con miền xuôi đã lên bảo vệ, xây dựng, thậm chí cống hiến cả tuổi thanh xuân, để cực tây Tổ quốc được như hôm nay.
Tháng 4.2011, ngay sau khi xảy ra 'sự kiện Mường Nhé', chúng tôi ngược lên Leng Su Sìn, A Pa Chải và thường nghe người già nhắc đến 'sinh viên người Kinh đầu tiên lên ở với dân'.
Nhớ đến cụ Trần Hữu Dực, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bất cứ ai đã từng làm việc cùng thời với cụ đều bày tỏ sự tôn kính và lòng ngưỡng mộ, coi cụ là tấm gương sáng về đức tính kiên cường, bất khuất, cần, kiệm, liêm chính của một người cộng sản.