Nghịch lý từ một công trình thủy lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cuộc sống của người dân buôn Hmung, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa (Gia Lai) bắt đầu có sự thay đổi khi công trình thủy lợi đập dâng E Uar đi vào hoạt động, phục vụ tưới cho 40 ha lúa nước hai vụ cách đây khoảng 2 năm. Thế nhưng hiện nay công trình này đã xuất hiện nhiều vấn đề như: lượng nước không cung cấp đủ cho sản xuất vụ Đông Xuân, hệ thống kênh mương nhiều chỗ xuống cấp nhanh chóng…

Buôn Hmung trước đây không có ruộng sản xuất lúa nước, cây trồng chủ yếu là mì, bắp. Diện tích trồng lúa rẫy ít, nhỏ lẻ không đủ cung cấp lương thực cho người dân trong buôn.

 

Anh Rơ Lan Thuyết chỉ cho chúng tôi xem những đoạn mương có mực nước thấp hơn ruộng rất nhiều. Ảnh: A.K
Anh Rơ Lan Thuyết chỉ cho chúng tôi xem những đoạn mương có mực nước thấp hơn ruộng rất nhiều. Ảnh: A.K

Cuộc sống của khoảng 93 hộ dân buôn Hmung đã thật sự đổi thay kể từ khi công trình đập dâng E Uar đưa vào sử dụng. Anh Ksor Song cho biết: Trước đây, người dân buôn mình khổ lắm, không có gạo để ăn. Từ khi có công trình thủy lợi, lại được chính quyền hướng dẫn cách làm ruộng, người dân có lúa gạo đủ ăn và cả để dành nữa. Tuy nhiên, hiện nay khác rồi, nguồn nước không đến được chân ruộng...

Theo phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật tại Quyết định số 1303/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh năm 2009 thì công trình đập dâng E Uar xây dựng trên địa bàn xã Chư Drăng, huyện Krông Pa với quy mô công trình đối với cụm đầu mối gồm đập đất đồng chất có chiều dài 305,52 mét, chiều cao đập lớn nhất 3,6 mét, bề rộng mặt đập 2,5 mét, mái thượng lưu gia cố bằng tấm lát bê tông.

Đập đất lưu lượng thiết kế 644,25 m3/s, cột nước tràn 3,55 mét, chiều cao 6,8 mét, chiều rộng đỉnh ngưỡng tràn 3,6 mét, chiều dài đỉnh đập 45 mét. Cống xả cát kết cấu bằng bê tông cốt thép, cao trình cửa xả 180,05 mét, chiều dài cống 5,45 mét. Cống lấy nước đầu mối lưu lượng thiết kế 0,123 m3/s, cao trình đáy cống 182 mét, cao trình đỉnh cống 184 mét, cống tròn kết cấu bằng thép đường kính 30 cm, chiều dài cống 31,55 mét.

Kênh và công trình trên kênh chính với tổng chiều dài 2.083 mét. Công trình đập dâng E Uar xây dựng nhằm cung cấp nước tưới cho 95 ha, trong đó phục vụ tưới 60 ha lúa nước 2 vụ và 35 ha hoa màu. Công trình góp phần tạo quỹ đất sản xuất cho 151 hộ dân trong khu vực buôn 2 và buôn 3 xã Ia Drăng từng bước xóa đói giảm nghèo với mức đầu tư trên 11 tỷ đồng từ nguồn vốn Jica (Nhật Bản) và nguồn vốn đối ứng. Công trình này được giao cho UBND huyện Krông Pa làm chủ đầu tư và Ban Quản lý các dự án Đầu tư và Xây dựng cơ bản huyện Krông Pa làm đại diện chủ đầu tư.

 

 

Công trình thủy lợi đập dâng E Uar theo thiết kế xây dựng ban đầu  tưới cho 60 ha lúa hai vụ nhưng thực tế chỉ đáp ứng nhu cầu nước tưới cho cây trồng vụ mùa, còn vụ Đông Xuân thì chỉ đáp ứng khoảng 20 ha.
 

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Đào Văn Thắng- Trưởng ban Quản lý các dự án Đầu tư và Xây dựng cơ bản huyện Krông Pa, đại diện chủ đầu tư lại cho rằng: Dự án được triển khai xây dựng theo đúng quy trình kỹ thuật. Việc điều tiết nước như thế nào để người dân sản xuất là chuyện của Trạm Quản lý thủy nông huyện.

Theo lý giải của anh Rah Lan Thuyết-nhân viên quản lý và điều tiết nước của công trình đập dâng E Uar, mặc dù đã có hệ thông kênh mương đến tận chân ruộng nhưng do thiết kế kênh mương và san ủi ruộng không đồng bộ, chân ruộng cao hơn kênh mương nên nước trong mương không thể dẫn vào ruộng. Anh Thuyết cho biết thêm, để lấy được nước vào ruộng thì mực nước phải dâng lên thêm khoảng 20 cm nữa.

Để dẫn nước từ công trình đến các cánh đồng, cuối năm 2012, UBND huyện Krông Pa đã đầu tư hạng mục kênh và công trình trên kênh gồm kênh N2 và kênh vượt cấp với tổng chiều dài trên 1,1 km, kinh phí 1,5 tỷ đồng. Dù mới đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động chưa lâu nhưng hệ thống kênh mương nhiều đoạn đã xuống cấp nghiêm trọng gây thất thoát lượng nước rất lớn ra bên ngoài.

Đưa chúng tôi đi khảo sát thực tế, anh Thuyết bức xúc nói: Nước đã thiếu rồi nhưng kênh mương lại có nhiều chỗ hư hỏng nặng nước chảy hết ra ngoài, có chỗ bê tông bị vỡ tạo nên những lỗ lớn nước theo đó chảy ra ngoài một lượng rất lớn.

Anh Khoa-Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.