Nghĩa tình quân dân trong đại dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đi chợ giúp dân là hoạt động nhằm hạn chế việc di chuyển trong giai đoạn tăng cường giãn cách để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Dù có vất vả và không thể tránh khỏi một số bất cập ban đầu, tuy nhiên các cán bộ chiến sĩ Công an TP Hồ Chí Minh cùng với lực lượng Bộ đội và đội ngũ tình nguyện viên vẫn luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình, giúp người dân đi chợ, đáp ứng yêu cầu để bảo vệ an toàn cho người dân, để người dân an tâm và đồng lòng cùng cả thành phố sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Khi cảnh sát khu vực thành người đi chợ hộ
Mấy ngày nay, câu chuyện một Cảnh sát khu vực (khu phố 3, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP Hồ Chí Minh) giúp dân đi chợ, mua thuốc, mua thức ăn đã khiến nhiều người cảm động.
 
Cán bộ chiến sĩ Công an đi chợ giúp dân, kịp thời giao thực phẩm đến tận tay người dân.
Cán bộ chiến sĩ Công an đi chợ giúp dân, kịp thời giao thực phẩm đến tận tay người dân.
Bà Đỗ Thị Thu Hà (64 tuổi) đã rất xúc động khi nhận được túi thực phẩm từ Thiếu úy Nguyễn Hoàng Anh Tú, Cảnh sát khu vực khu phố 3, phường Tân Thới Nhất. “Mấy ngày nay, ngày nào chú Tú cũng mang thực phẩm, cơm đến cho tôi mà tôi gửi tiền thì chú không nhận. Nhận mấy túi đồ này tôi mang ơn lắm, trong lúc khó khăn mà được cưu mang, giúp đỡ như thế, tôi thật sự không biết nói sao để diễn tả hết tâm trạng của mình lúc này”.
Bà Hà cho biết, vừa hoàn thành cách ly tập trung sau hai tuần và được trở về nhà. Trong thời gian đi cách ly thì chồng bà bị tai biến, phải đi điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115.
“Tôi vừa hoàn thành cách ly xong thì thành phố tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn. Tôi không thể ra đường để mua thực phẩm nên bữa giờ tôi toàn phải nhờ chú Tú ngày nào cũng mua đồ ăn, cơm nước, kể cả thuốc cho tôi, tôi biết ơn lắm…”, bà Hà xúc động.
Tại địa bàn phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, hình ảnh anh em Công an phường đi chợ giúp dân cũng lưu lại những cảm xúc tốt đẹp của người dân. Thiếu tá Lê Đức Long, Phó Trưởng Công an phường Cầu Ông Lãnh, cho biết trung bình trên địa bàn có 20 chốt kiểm soát, mỗi CBCS trong một ca trực sẽ nhận từ 10 tới 15 đơn mua đồ giúp dân. “Khi nhận đơn, chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ với lực lượng đi chợ thay cũng như số anh em đang cơ động ở ngoài trao đổi các đơn hàng đó tới nhà cung cấp.
Thực sự là rất khó khăn do anh em CBCS chúng tôi từ trước tới nay rất ít khi tham gia việc đi chợ như thế này. Việc phải cân đong đo đếm từng ký rau hay chọn miếng thịt phải đảm bảo chất lượng là việc lần đầu tiên chúng tôi thực hiện. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cố gắng hết sức để có thể chia sẻ, động viên người dân trong thời điểm khó khăn này”, Thiếu tá Long chia sẻ.
Ngoài mua lương thực thực phẩm thì các CBCS Công an ở quận 1 còn mua và giao cả thuốc, trao quà miễn phí cho người dân.
Tại phường 1, quận Tân Bình, người dân cũng dần quen thân với hình ảnh Đại úy Biện Thị Thu Thủy (Công an phường 1) hằng ngày cùng tình nguyện viên tay xách nách mang giao thực phẩm sau khi đi siêu thị mua đồ giúp người dân.
Trước ngày 23-8, Đại úy Thủy được phân công nhiệm vụ trực chốt kiểm soát trên đường Lê Văn Sỹ. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, lưu lượng người và phương tiện giảm, chị đã được phân công cùng tình nguyện viên thực hiện chương trình đi chợ giúp dân. Mỗi sáng, chị cùng đoàn thanh niên ngồi “check” tin nhắn trong các nhóm Zalo, chốt đơn ghi ra giấy rồi bắt đầu di chuyển qua siêu thị. Để thuận tiện cho việc vận chuyển, chị Thủy dùng xe bán tải của Công an phường đi siêu thị, để có thể chứa được nhiều đồ nhất cho bà con.
Chị chia sẻ, do những ngày này siêu thị không có đủ hết các mặt hàng như người dân đặt nên chị cùng các tình nguyện viên phải di chuyển nhiều siêu thị thì mới tìm mua đủ thực phẩm đã chốt đơn với người dân. Hơn 2 tháng qua, chị Thủy cùng đồng nghiệp trực chiến tại đơn vị để tăng cường lực lượng phòng chống dịch. Không được về nhà nên những lúc đi chợ giúp dân khiến chị càng nhớ nhà, nhớ những lúc ở nhà đi chợ cho gia đình. Mỗi lần như vậy, chị lại mong dịch chóng qua để được về thăm gia đình…
Giúp dân là trách nhiệm của Công an
Theo Công an TP Hồ Chí Minh, cùng với đảm bảo tình hình an ninh trật tự, kiểm soát lưu thông tại các chốt, trạm trên địa bàn thành phố, những ngày qua, các bộ chiến sĩ đã đảm nhiệm thêm cả nhiệm vụ cấp phát nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân và đi chợ giúp dân. Người dân đăng ký đơn hàng có nhu cầu mua và gửi về các địa bàn phường trước 12 giờ mỗi ngày, thông qua các nền tảng xã hội như Zalo, Facebook…
Khi nhận được các đơn hàng, các Tổ hậu cần gồm lực lượng Công an và tình nguyện viên được giao nhiệm vụ “đi chợ giúp dân” sẽ tiến hành tập hợp và chuyển cho các siêu thị hay cửa hàng thực phẩm trong khu vực. Khi được thông báo quá trình chuẩn bị hàng đã hoàn tất, lực lượng Công an cùng với đội ngũ tình nguyện viên sẽ đến nhận hàng, thanh toán và chuyển đến các khu phố để giao tận nhà cho từng người dân, dù có là các con hẻm nhỏ hay những địa chỉ khó tìm. Về hình thức thanh toán, người dân có thể chuyển khoản hoặc đưa tiền trực tiếp khi nhận hàng.
Đi chợ giúp dân là chủ trương nhằm hạn chế việc di chuyển trong giai đoạn tăng cường giãn cách để phòng, chống dịch COVID-19. Dù có vất vả và không thể tránh khỏi một số bất cập ban đầu, tuy nhiên các cán bộ chiến sĩ Công an, Bộ đội và đội ngũ tình nguyện viên vẫn luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình, đáp ứng yêu cầu để bảo vệ an toàn cho người dân, để người dân an tâm và đồng lòng cùng cả thành phố sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Phú Lữ - Nam Phạm (cand.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.