Nghi phạm trộm tiêu ra đầu thú tại Công an xã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 28/3, Công xã Tân Hà, huyện Lâm Hà cho biết, một nghi phạm đã ra đầu thú vì trước đó đã trộm 1 bao tiêu của một hộ dân xã Phúc Thọ 2, xã Tân Hà vào ngày 26/3. Đó là Nguyễn Tuấn Đức (42 tuổi, ngụ xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà).
 
Hình ảnh vụ trộm tiêu ngang nhiên trích chụp từ camera an ninh nhà ông Tuấn
Hình ảnh vụ trộm tiêu ngang nhiên trích chụp từ camera an ninh nhà ông Tuấn
Theo lời khai ban đầu của nghi phạm Nguyễn Tuấn Đức tại Cơ quan Công an xã Tân Hà: Khoảng 16h 20 phút chiều 16/3, Đức đi xe máy một mình đến Thôn Phúc Thọ 2. Khi đi ngang qua nhà hộ ông Bùi Quốc Tuấn (48 tuổi, thôn Phúc Thọ 2, xã Tân Hà) thấy có nhiều bao tiêu màu đỏ được xếp chồng lên nhau nên nảy sinh ý định trộm cắp tiêu xài cá nhân.
Để xe máy bên ngoài, Đức vào trong nhà vác một bao tiêu màu đỏ nặng 63kg đem ra xe rồi chở đi bán ở xã Liên Hà với giá 1kg là 77.000 đồng, tổng bán được trên 4,8 triệu đồng.
Trước đó, chiều 26/3, khi đang hái hái tiêu ở ngoài vườn, cách nhà khoảng 15m ông Bùi Quốc Tuấn phát hiện có người chở 1 bao tiêu đi qua nhà khả nghi. Ông Tuấn sau đó đã phát hiện vụ trộm, trích xuất hình ảnh từ camera an ninh của gia đình gửi trình báo tới Công an xã Tân Hà. Từ đơn thư tố giác tội phạm từ người dân, Công an xã Tân Hà đã nhanh chóng vào cuộc, truy vết đối tượng khả nghi. Tới 10h sáng 28/3, nghi phạm vụ trộm cắp là Nguyễn Tuấn Đức đã lên Công an xã đầu thú.
Hiện giá tiêu ngày 28/3 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang ở mức 75.000 tới 77.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao, tăng gần 100% so với khoảng 1 năm trước. Tuy nhiên, tình trạng giá tiêu cao cũng khiến hoạt động trộm cắp diễn biến phức tạp hơn tại một số địa phương trồng tiêu lớn trên địa bàn tỉnh như Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà,…nên người dân cần cảnh giác đối với loại tội phạm này.
Theo C.THÀNH (baolamdong.vn)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null