Nghị lực mùa thi: Nữ sinh hoàn cảnh khó khăn ước mơ vào đại học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều năm liền là học sinh giỏi nhưng cánh cổng trường ĐH đang dần khép lại với cô nữ sinh lớp 12 miền biên viễn thuộc xã Mo Rai, H.Sa Thầy (Kon Tum) vì nhà nghèo.

Đó là nữ sinh Đặng Thị Huế (dân tộc Dao, học sinh lớp 12B1, Trường phổ thông dân tộc nội trú H.Sa Thầy). Huế sinh ra ở Lào Cai, năm 11 tuổi theo cha mẹ vào Đắk Lắk sinh sống, lập nghiệp. Thế nhưng, do cuộc sống khó khăn nên 3 năm sau, cả nhà Huế dắt díu nhau qua xã Mo Rai (H.Sa Thầy) kiếm kế sinh nhai.

Ở vùng đất mới chẳng có mảnh đất cắm dùi nên cha mẹ Huế mượn đất của một công ty cao su để dựng tạm căn nhà che nắng, che mưa. Nói là nhà nhưng thực chất là một túp lều vách gỗ, trống trước hở sau. Trong nhà trống hoác chẳng có tài sản gì đáng giá ngoài chiếc quạt điện đã cũ.

Chiếc giường ọp ẹp là nơi cả gia đình ngả lưng vào mỗi tối. Nhà nghèo lại đông con nên cha mẹ Huế làm thuê quần quật cũng chẳng đủ lo cho mấy đứa con ăn học. Thế rồi, anh trai, chị gái và Huế lần lượt phải nghỉ học phụ cha mẹ lo miếng cơm manh áo…

Em Đặng Thị Huế nhiều năm liền là học sinh giỏi của Trường phổ thông dân tộc nội trú H.Sa Thầy. Ảnh: Đức Nhật

Em Đặng Thị Huế nhiều năm liền là học sinh giỏi của Trường phổ thông dân tộc nội trú H.Sa Thầy. Ảnh: Đức Nhật

"Học xong lớp 9, nhà nghèo quá nên bố bảo em nghỉ học để đi làm thuê. Lúc đó em chỉ biết khóc và nghĩ rằng bản thân sẽ chẳng bao giờ được đến trường nữa", Huế kể.

Không đến lớp học chữ như bạn bè cùng trang lứa, mỗi ngày Huế theo cha mẹ đi cạo mủ cao su, làm nương rẫy. Những hôm mủ cao su nhiều, cô học trò phải thức dậy từ 1 - 2 giờ. Mãi đến 7 - 8 giờ khi công việc đã hoàn thành, cô bé trở về nhà với cơ thể mệt mỏi rã rời.

Thế nhưng, tuổi nhỏ, sức khỏe yếu nên mỗi tháng em chỉ kiếm được hơn 1 triệu đồng. Sinh sống ở xã biên giới Mo Rai nên việc làm chẳng dễ kiếm.

Mọi sự đóng góp, ủng hộ giúp em Đặng Thị Huế, học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú H.Sa Thầy, Kon Tum, quý độc giả vui lòng gửi về: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 10006868 - Ngân hàng Eximbank - chi nhánh Sài Gòn. Nội dung ghi: Giúp đỡ em Đặng Thị Huế; hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển số tiền đóng góp của bạn đọc đến em Đặng Thị Huế trong thời gian sớm nhất.

Một năm sau, cuộc sống của gia đình dần ổn định, bố mẹ đã quyết định cho Huế quay trở lại trường. Biết tin được đi học lại, em òa khóc vì hạnh phúc.

Điều kiện thiếu thốn, lại thấy cha mẹ vất vả nên Huế luôn cố gắng học tập. Nhiều năm liền, em luôn là học sinh khá, giỏi của Trường phổ thông dân tộc nội trú H.Sa Thầy. Vừa qua, em xuất sắc đoạt giải ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học. Ngoài ra, em còn là học sinh giỏi cấp huyện.

Cố gắng, nỗ lực trong học tập là thế, nhưng cái nghèo đói của gia đình luôn muốn níu chân cô nữ sinh. Bố mẹ không đủ điều kiện nên cũng chỉ mong cô con gái học hết lớp 12 rồi tìm việc làm. Nghĩ đến hoàn cảnh éo le của gia đình, không muốn làm khổ cha mẹ, Huế đã nghĩ đến việc học hết THPT rồi đi làm thuê.

"Nếu có phép màu, em sẽ ước mình có đủ điều kiện để được học ĐH. Thế nhưng, miếng ăn hằng ngày cha mẹ còn chật vật xoay xở nên em chẳng dám ích kỷ nghĩ đến ước mơ cho riêng mình…", Huế tâm sự.

Ông A Wũ, Phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú H.Sa Thầy, cho hay nhiều năm liền Đặng Thị Huế là học sinh giỏi của trường. "Em Huế với ước mong được học ĐH nhưng điều kiện gia đình không cho phép, do đó chặng đường phía trước sẽ rất khó khăn. Nhà trường mong rằng các nhà hảo tâm sẽ quan tâm, giúp đỡ để em Huế có thể học ĐH", ông A Wũ nói.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

null