Nghệ sĩ Phan Trợ: Tiếng sáo vang vọng núi rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gắn bó với phong trào văn hóa-thông tin từ những năm 1982, đến nay, nghệ sĩ Phan Trợ vẫn được biết tiếng là một nghệ sĩ biểu diễn sáo trúc tài hoa.
Sẵn có chút năng khiếu, năm 1978, sau khi học xong phổ thông, chàng trai trẻ Phan Trợ thi tuyển vào Trường Quốc gia Âm nhạc Huế (nay là Đại học Nghệ thuật Huế). “Học violon được vài tháng, các thầy thấy tôi thích hợp và có khả năng phát triển ở các loại nhạc cụ truyền thống hơn, vì vậy chuyển tôi qua Khoa Nhạc cụ truyền thống dân tộc Việt Nam. Và, tôi chọn chuyên ngành sáo trúc rồi gắn bó cho đến bây giờ”-ông kể lại.
  Nghệ sĩ sáo trúc Phan Trợ.   Ảnh: P.V
Nghệ sĩ sáo trúc Phan Trợ. Ảnh: P.V
Sau khi ra trường, ông được phân công về Ty Văn hóa-Thông tin Gia Lai-Kon Tum, trở thành đội viên của Đội Thông tin Lưu động, cùng đội tham gia hàng ngàn chuyến biểu diễn phục vụ tại các buôn làng. Mỗi nơi đến đều để lại những dấu ấn, kỷ niệm khó quên. “Đáng nhớ nhất trong sự nghiệp phục vụ quần chúng chính là những chuyến biểu diễn tại các đồn biên phòng. Phải băng rừng, lội suối rất khó khăn, vất vả nhưng nghĩ đến việc có thể đem được tiếng đàn, tiếng sáo, giọng hát đến cổ vũ tinh thần cho các chiến sĩ là lại thấy mọi mỏi mệt tan biến”-nghệ sĩ Phan Trợ chia sẻ. Hầu như chuyến biểu diễn nào ông cũng có mặt, khi thì hòa tấu, khi độc tấu. Cứ thế, tiếng sáo của ông lúc mềm mại, mượt mà, uyển chuyển, khi réo rắt, vang vọng khắp núi rừng và các buôn làng xa xôi.
Trò chuyện với P.V, nghệ sĩ Phan Trợ nói rằng, làm bất cứ việc gì cũng cần có sức khỏe, nghệ sĩ sáo trúc còn cần phải khỏe hơn. Dĩ nhiên không chỉ là khỏe chân, mạnh tay mà cái chính là ở hơi thở. “Cách lấy hơi trong sáo trúc rất quan trọng. Với những giai điệu dài, phải thổi làm sao để người nghe không nhận ra được quãng mình ngắt để lấy hơi thì mới đạt. Ngoài ra, kỹ thuật đánh lưỡi kép để tạo ra luyến láy, các âm điệu, tiết tấu nhanh, hùng hồn cũng khá khó, đòi hỏi người nghệ sĩ phải tập luyện thường xuyên”-ông nói. Thường biểu diễn phục vụ, làm nhiệm vụ tuyên truyền ở cơ sở nên các tác phẩm gắn liền với tiếng sáo của ông thường mang âm hưởng cách mạng như: “Anh vẫn hành quân”, “Trên đường chiến thắng”, “Tiếng sáo người lính trẻ”… Tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng toàn tỉnh do Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức năm 2009, với tiết mục độc tấu sáo trúc “Cô gái vót chông”, nghệ sĩ Phan Trợ đã xuất sắc giành giải A. Ngoài ra, tiếng sáo của ông cũng thể hiện rất mượt mà các khúc dân ca, các bài hát về quê hương, tình yêu đôi lứa.
Suốt hơn 35 năm gắn bó với nghệ thuật quần chúng, nghệ sĩ Phan Trợ đã có được sự ghi nhận xứng đáng của các cấp, các ngành. Có thể kể đến Huy chương vì Sự nghiệp Văn hóa-Thông tin (năm 2004), Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngành Tổ chức Nhà nước (năm 2013), Kỷ niệm chương vì Chủ quyền an ninh biên giới (2014)… Thế nhưng, nghệ sĩ Phan Trợ nói rằng: “Giải thưởng cao quý nhất với tôi đó chính là sự đón nhận của khán giả, của bà con, chiến sĩ tại những nơi từng đến phục vụ. Tôi cảm thấy rất vinh dự, tự hào khi được đem tiếng sáo biểu diễn cho mọi người, giới thiệu đến khán giả một loại nhạc cụ truyền thống độc đáo, hấp dẫn để từ đó phát huy và gìn giữ”.
Phương Vi

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...