Nghề “nuôi” ong rừng ở Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở Kbang (Gia Lai) có một khu vực mà bà con người Bahnar làm lỗ ở cây trong rừng để đến mùa Xuân ong tự về làm tổ, cho mật và đã trở thành nghề truyền thống lâu đời.
Ông Đinh Hýưt, ở làng Bngănl, xã Krong, cho biết: Ông bà kể lại rằng, ngày xưa  đi lấy mật ong rừng, thấy ong làm tổ trong hốc cây bị sâu gốc có nhiều mật và năm nào ong cũng về làm tổ chỗ đó. Từ đó, bà con chọn những cây có lỗ sâu và khoét thêm để cho ong về làm tổ, bà con gọi là ong lỗ. Thường thì vào dịp đầu năm Dương lịch, khi ăn Tết mùa (lễ đóng cửa kho) xong, họ vào rừng để dọn lỗ ong, chuẩn bị cho một mùa mật mới.
Theo chân bà con hơn 1 giờ đường rừng, chúng tôi tới khu vực làm lỗ ong, nằm ngay trong vườn Quốc gia Kông Ka King, do rừng còn nguyên sinh nên ong nhiều. Ông Hýưt nói: Khi tôi lớn lên đã được cha dẫn vào rừng để lấy mật trong lỗ cây và cả trên cây nữa, rồi cha hướng dẫn cho cách làm lỗ cho con ong về. Chia nhau mỗi người làm một khu vực có ký hiệu riêng không ai xâm phạm của ai.
Ông Đinh Hýưt dọn lỗ ong. Ảnh: Như Hướng
Ông Đinh Hýưt dọn lỗ ong. Ảnh: Như Hướng
Để làm lỗ ong phải chọn những cây có đường kính lớn, loại cây không chảy nhựa, gỗ cứng. Từ những chỗ sâu, mục, dùng rìu khoét thêm, tạo thành lỗ cho ong về. Theo kinh nghiệm thì ong rất kỵ hướng gió và mặt trời chiếu vào, nên khi làm lỗ ong cũng phải tránh các yếu tố đó, đặc biệt là phải tránh nước mưa vào. Lỗ ong lúc nào cũng phải được khô ráo ong mới ở.
Thường lỗ ong dài khoảng 30 đến 40 cm, rộng ở phía ngoài 10 cm, vào trong âm hàm ếch rộng khoảng 20 đến 30 cm và sâu khoảng 30 cm. Nếu làm lỗ mới thì cũng mất 2 đến 3 năm ong mới về ở. Lỗ ong được dọn rất sạch, diệt hết các loại gây hại như: Nhện, tò vò, kiến… sau đó lấy cây nêm kín cửa lỗ, chỉ chừa khe hở nhỏ cho ong vào.
Ngoài ong lỗ, dân làng còn khai thác ong treo. Mùa mật ong ở đây thường được khai thác từ tháng 4, nếu lấy muộn thì ong tự hút hết mật, bỏ tổ bay đi. Năm nào hoa nở nhiều thì năm đó ong cho nhiều mật gặp năm nắng hạn thì ong về ít. Anh Đinh Xoan được bố mẹ để lại gần 100 lỗ ong hàng năm thu được cả trăm lít.
Thường mỗi lỗ ong cho thu hoạch khoảng 1 đến 3 lít mật, có những lỗ cho đến 6-7 lít. Mật của ong lỗ gọi là Kdrot, mật ong treo trên cây gọi là đak sút.  Hiện chưa có ai thống kê số lỗ ong của xã Krong có bao nhiêu, nhưng chỉ có vùng thôn 5 và thôn 3 mới có, mà nhiều nhất là làng Bngănl. Bà con ước khoảng hơn 1.500 lỗ ong, hộ nhiều có trên 100 lỗ, hộ ít cũng 30 đến 40 lỗ, nhà nào cũng có.
Ông Đinh Ních- Chủ tịch UBND xã Krong, cho biết: Nuôi ong rừng là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời. Do nuôi ong rừng không phải cho ăn, chăm sóc gì nên nó phù hợp với tập tục của bà con. Tuy nhiên, nghề này vẫn chưa phát huy nhân rộng nhiều trong nhân dân.
Ông Đoàn Thanh Hùng- Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT cho rằng: Ở Nam bộ, người dân tận dụng cây tràm khô làm tổ cho ong về, chứ không làm tổ ở cây sống. Chúng tôi dự định đi tham quan học tập và sẽ tham mưu cho UBND huyện đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật nhân rộng mô hình này.
Như Hướng

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.