Nghề đục tượng gỗ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Là “xứ sở của gỗ” nên không khó hiểu vì sao thú chơi đồ gỗ ở Gia Lai lại trở nên phổ biến và hấp dẫn nhiều người chơi đến như vậy. Không chỉ dừng ở các sản phẩm gia dụng được làm từ gỗ, các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, tượng gỗ… đang rất được giới “sành” chơi gỗ cũng như cả những gia đình bình dân ưa chuộng. Nghề đục tượng vì thế mà thu được bộn tiền dù đang trong thời buổi khó khăn.

Người người, nhà nhà chơi đồ gỗ

Chơi đồ gỗ có thể nói đã trở thành xu hướng thịnh hành nhất ở Gia Lai trong một vài năm trở lại đây. Người có tiền chơi theo kiểu của người có tiền, người ít tiền cũng có cách chơi riêng của họ. Nói chung, nhà nào không ít thì nhiều cũng sở hữu một vài sản phẩm gỗ mỹ nghệ để bày biện trong nhà.
 

Một bức tượng được làm từ nu gỗ nghiến. Ảnh: Lê Hòa
Một bức tượng được làm từ nu gỗ nghiến. Ảnh: Lê Hòa

Các món đồ gỗ hiện nay được nhiều người chơi ưa chuộng, như: Bàn ghế gỗ (bộ đào, trúc…), sập gỗ, lục bình, tượng gốc cây, tượng tam đa, tượng nu… Trong đó, có những bộ bàn ghế, gốc cây tạo dáng trị giá hàng trăm triệu đồng của những đại gia lắm tiền, nhiều của. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số rất ít và cũng rất… kín tiếng. Dân chơi đồ gỗ bình dân và phổ biến hơn cả thường rơi vào những món đồ có giá vài chục triệu đồng trở lại.

Để sở hữu một bộ bàn ghế đào hoặc trúc, tùy loại gỗ, độ dày mỏng và số lượng các món của bộ bàn ghế để quyết định giá. Nếu như trước đây, bộ trúc được ưa chuộng thì nay, bàn ghế đóng theo kiểu bộ trúc đã dần lỗi thời bởi cầu kỳ, quá nhiều chi tiết nên người dùng  khó lau chùi, bảo quản; xu hướng chọn các kiểu bàn ghế có họa tiết đơn giản những vẫn tạo được sự sang trọng, uy thế đang được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn. Mỗi bộ bàn ghế theo kiểu này thường có giá từ vài chục đến vài trăm triệu đồng, “đỉnh”  cao nhất là các bộ được đóng từ nu (loại này rất hiếm, phổ biến nhất là từ nu gỗ nghiến), tiếp theo đó là các loại gỗ khác như cẩm, cà te, pơ mu, hương, muồng… Hiện nay, không những trắc đang trở nên khan hiếm mà các loại gỗ quý như cẩm cũng đang trở nên khó tìm, vì thế giá của các loại đồ gỗ này rất cao. Một bộ đào 11 hay 13 món bằng gỗ cẩm, gỗ tốt, dày, đóng đẹp hiện được phát giá lên khoảng ngót nghét 150 triệu đồng/bộ.

Lục bình, tượng Tam đa, Bồ Tát, Lạt Ma… có mức độ chơi phổ biến hơn cả. Yếu tố làm cho các món đồ gỗ này trở nên thông dụng hơn chính là nhờ giá cả đa dạng và mức chi “nhẹ” hơn các món khác. Chỉ cần bỏ ra vài triệu đồng, người chơi đã có thể sở hữu cho mình một bộ lục bình hay tượng gỗ. Mức giá của các loại này cũng phụ thuộc vào loại gỗ, độ to nhỏ và sự cầu kỳ của chi tiết chạm trổ… Đứng đầu “bảng xếp hạng” vẫn là các loại tượng gỗ được làm từ gỗ trắc, tiếp đó là cẩm, cà te, hương… Giá các loại đồ gỗ còn có độ chênh lệch tùy theo mỗi vùng và thậm chí là “nhìn mặt” người mua để “hét” giá.
 

Một thợ đang tạo hình cóc từ một khối gỗ nu. Ảnh: Lê Hòa
Một thợ đang tạo hình cóc từ một khối gỗ nu. Ảnh: Lê Hòa

“Ở Gia Lai mà không biết chơi đồ gỗ thì không phải người Gia Lai”, nhiều người kháo nhau câu cửa miệng như thế và ùn ùn đổ tiền mua về bày biện, trang trí trong nhà. Một lý do nữa để người chơi đồ gỗ không ngại dồn tiền cho thú chơi này chính là không sợ “lỗ”, vì theo họ, gỗ chắc chắn sẽ ngày càng có giá và chẳng bao lâu nữa, sẽ khó lòng mua được gỗ nếu ít tiền. Đây cũng chính là lý do khiến cho các cánh rừng liên tục bị “chảy máu”, những cây gỗ quý tiếp tục có nguy cơ bị triệt hạ không thương tiếc để phục vụ thú chơi này.  

Nghề đục tượng gỗ phát đạt

“Tính sơ sơ thì riêng vùng thị trấn Chư Ty (Đức Cơ) đã có đến khoảng 20 tốp thợ làm nghề đục đẽo gốc gỗ, mỗi tốp thường có chừng 4-5 người. Trung bình cứ 2 thợ chính cần 1 thợ phụ. Họ đa phần là người thuộc các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang… vào đây lập nghiệp” - Một thợ làm nghề đục đẽo gỗ ở đây, tâm sự.

Đức Cơ cũng được coi là một trong số những điểm lui tới lý tưởng của các tín đồ đồ gỗ. Anh Lê Đình Sỹ - một thợ chuyên làm nghề đục đẽo gỗ ở đây hơn 3 năm, cho biết, anh vốn gốc ở Hải Dương. Để làm được nghề này, anh đã phải bỏ ra một năm đi học tại một làng nghề mộc ở quê và phải mất 3-4 năm đi làm thợ phụ mới có thể đảm đương vị trí thợ chính như hiện nay. Giá mỗi ngày công hiện tại của anh khoảng 300-400 ngàn đồng/ngày, bao ăn; còn nếu nhận làm theo hình thức khoán thì mức thu nhập sẽ cao hơn, khoảng 500 ngàn đồng/ngày.
 

Bộ bàn ghế thiết kế theo kiểu cung đình được làm từ nu gỗ nghiến có mức giá vài trăm triệu. Ảnh: lê Hòa
Bộ bàn ghế thiết kế theo kiểu cung đình được làm từ nu gỗ nghiến có mức giá vài trăm triệu. Ảnh: Lê Hòa

Để tạo được một bức tượng đẹp, người thợ phải có óc thẩm mỹ và tư duy hình khối tốt. “Từ những khúc gỗ tự nhiên, muốn biến thành tượng có hồn, vẻ là điều không hề dễ. Con mắt quan sát và óc tư duy hình khối quyết định đến sự thành công và giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật cho bức tượng. Trong đó, thần thái biểu cảm của khuôn mặt tượng luôn là điểm nhấn quan trọng nhất. Ngoài ra, còn phải kể đến những yếu tố riêng của từng nhân vật mà bức tượng muốn thành công phải làm toát lên: Lạt Ma phải khắc khổ, tượng Di Lặc phải tươi, Bồ Tát phải nhân từ….”- anh Sỹ, cho biết.

Theo anh, nghề đục tượng gỗ bằng gốc cây có cái hay riêng của nó. “Gốc cây thường là gốc đã lũa, mục hết phần rác. Người chơi tận dụng loại gốc này và bỏ ra thêm ít tiền công là đã có thể sở hữu một món đồ gỗ lạ mắt, đẹp và bền chắc để trong nhà” - Anh chia sẻ. Đục tượng gốc cây thường mất rất nhiều công hơn gỗ khối thông thường, vì rất cứng chắc. Đặc trưng của đồ gỗ Tây Nguyên chính là không phun màu, chỉ phun dầu bóng và giữ nguyên màu sắc tự nhiên của gỗ.

Trong nghề đục gỗ mỹ nghệ này cũng ẩn chứa những bí quyết riêng của mỗi người, “nội bộ” giới làm nghề cũng có sự phân định “đẳng cấp” khá rõ ràng. Thợ chính là người quyết định ý tưởng chế tác bức tượng, tạo dáng tổng thể và chế tác những chi tiết quan trọng trên bức tượng: tạo dáng, thế, gọt tạo mặt… Thợ phụ đảm nhiệm các việc ít quan trọng hơn như gọt những chi tiết đơn giản, đánh nhám, phụt sơn, dầu…

Cũng theo anh, đa số những thợ không “trụ” nổi ở đất Bắc mới “Nam tiến” vào đây hành nghề. Mấy năm gần đây, do nhu cầu chơi đồ gỗ ở Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng phát triển mạnh nên đã xuất hiện hiện tượng “chở củi về rừng”, tức là một số người nhập đồ gỗ từ phía Bắc vào bán. Đặc điểm của những loại đồ gỗ mỹ nghệ này là thường tinh xảo hơn, màu sắc sẫm hơn (thị hiếu của dân chơi đồ gỗ miền Bắc thích màu đậm như mận chín, nho…), tuy nhiên, chất lượng gỗ lại kém hơn. Giá loại hàng này “mềm” hơn đồ gỗ Tây Nguyên chính gốc bởi chất lượng gỗ và giá nhân công ngoài Bắc rẻ hơn tại bản địa. Mặt hàng này đa phần phục vụ dân chơi ít tiền nhưng cũng muốn thể hiện “đẳng cấp”.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.