Ngày trở về rừng của chú khỉ cụt chân được giải cứu từ thợ săn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau 2 năm được giải cứu từ thợ săn, chú khỉ cụt chân đã được tái thả về rừng thuộc quản lý của Vườn quốc gia Tà Đùng (H.Đắk Glong, Đắk Nông).

Cách đây 2 năm, anh K'Dơnh (ngụ xã Đắk Som, H.Đắk Glong, Đắk Nông) đang làm rẫy thì phát hiện một thợ săn đang mang theo chiến lợi phẩm từ trong rừng trở ra. Chiến lợi phẩm ấy lại là chú khỉ con tội nghiệp bị cụt 1 chân do dính bẫy.

"Mình thấy thương chú khỉ quá nên năn nỉ người thợ săn bán lại với giá rẻ. Sau đó, mình phải lấy kim chỉ để khâu lại vết thương ở chân khỉ con", K'Dơnh nhớ lại và cho biết sau đó đã chăm sóc, nuôi lớn chú khỉ đến tận hôm nay.

Sau 2 năm được giải cứu từ thợ săn, khỉ con ngày nào nay đã trưởng thành. Ảnh: Xuân Lâm

Sau 2 năm được giải cứu từ thợ săn, khỉ con ngày nào nay đã trưởng thành. Ảnh: Xuân Lâm

Dù bị cụt 1 chân trước, khỉ vẫn có thể leo trèo thành thục. Ảnh: Xuân Lâm

Dù bị cụt 1 chân trước, khỉ vẫn có thể leo trèo thành thục. Ảnh: Xuân Lâm

Chú khỉ với thân hình nhỏ xíu ngày nào nay đã trưởng thành. Mặc dù bị cụt mất bàn chân trước nhưng chú khỉ vẫn nhảy nhót, leo trèo thành thạo. "Mình đã nhiều lần thả khỉ về rừng, nhưng nó vẫn quen mùi người nên lại quay về nhà mình", K'Dơnh kể.

Sau khi được vận động, thuyết phục, K'Dơnh đã bàn giao con khỉ cho Kiểm lâm VQG Tà Đùng (Đắk Nông) tái thả về rừng. Ảnh: Xuân Lâm

Sau khi được vận động, thuyết phục, K'Dơnh đã bàn giao con khỉ cho Kiểm lâm VQG Tà Đùng (Đắk Nông) tái thả về rừng. Ảnh: Xuân Lâm

Nắm bắt sự việc, Ban Quản lý Vườn quốc gia (VQG) Tà Đùng (xã Đắk Som, H.Đắk Glong) đã liên hệ và thuyết phục K'Dơnh bàn giao khỉ để đơn vị đưa vào rừng sâu tái thả về môi trường rừng tự nhiên.

Trước đây, K'Dơnh đã thả khỉ về rừng, nhưng vì quen hơi người nên khỉ vẫn mò mẫm về lại nhà K'Dơnh. Ảnh: Xuân Lâm

Trước đây, K'Dơnh đã thả khỉ về rừng, nhưng vì quen hơi người nên khỉ vẫn mò mẫm về lại nhà K'Dơnh. Ảnh: Xuân Lâm

Khỉ được trở về với cuộc sống tự nhiên giữa rừng sâu. Ảnh: Xuân Lâm
Khỉ được trở về với cuộc sống tự nhiên giữa rừng sâu. Ảnh: Xuân Lâm

Anh Hoàng Văn Hùng (cán bộ Kiểm lâm VQG Tà Đùng) cho biết, người dân sống quanh khu vực VQG Tà Đùng hầu hết đều nhận giữ rừng khoán cho đơn vị, vì vậy ý thức của họ trong việc gìn giữ, bảo vệ rừng ngày càng cao.

"Chú khỉ được K'Dơnh nuôi nhưng chỉ với mục đích giải cứu khỏi tay thợ săn, rồi sau đó tái thả về rừng. Khi chúng tôi liên hệ để giúp đưa khỉ vào rừng sâu tái thả, K'Dơnh nhiệt tình hợp tác và đồng ý ngay", anh Hùng nói.

Nhóm kiểm lâm thuộc VQG Tà Đùng nấu ăn dã chiến sau khi thả con khỉ về lại rừng già. Ảnh: Xuân Lâm

Nhóm kiểm lâm thuộc VQG Tà Đùng nấu ăn dã chiến sau khi thả con khỉ về lại rừng già. Ảnh: Xuân Lâm

"Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta". Ảnh: Xuân Lâm

"Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta". Ảnh: Xuân Lâm

Bữa cơm dã chiến giữa rừng của kiểm lâm. Ảnh: Xuân Lâm
Bữa cơm dã chiến giữa rừng của kiểm lâm. Ảnh: Xuân Lâm
Bữa ăn với rau rừng nấu trong ống lồ ô. Ảnh: Xuân Lâm

Bữa ăn với rau rừng nấu trong ống lồ ô. Ảnh: Xuân Lâm

VQG Tà Đùng có diện tích gần 21.000 ha, thuộc khu vực Tây nguyên, là nơi có đặc trưng kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp, đây là mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng nguyên sinh hiếm có của vùng cao nguyên.

VQG Tà Đùng có giá trị đa dạng sinh học cao với 1.406 loài thực vật bậc cao, trong đó có 89 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, có 69 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (2007), 27 loài có tên trong sách đỏ thế giới. Hệ động vật có 574 loài thuộc 38 bộ, 124 họ trong đó có 37 loài thuộc diện quý hiếm cần bảo vệ, 34 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam (2007), 37 loài có tên trong sách đỏ thế giới và 3 loài thú đặc hữu cho Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.