Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phương pháp đơn giản giúp phát hiện sớm ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
'Một phương pháp xét nghiệm máu mới có thể được sử dụng để phát hiện một số loại ung thư và cho biết liệu ung thư đã di căn hay chưa'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm bạn nhé!
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Giấy xác nhận tiêm vắc xin Covid-19 có thể thay thế 'hộ chiếu vắc xin'; Chuyên gia nói gì về cách ngồi tốt nhất khi đi vệ sinh?; Khoa học bật mí vì sao nam giới lớn tuổi vẫn có thể có con...
Phương pháp mới phát hiện ung thư di căn chính xác đến 94%
Một phương pháp xét nghiệm máu mới có thể được sử dụng để phát hiện một số loại ung thư và cho biết liệu ung thư đã di căn hay chưa, theo một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh).
Vấn đề lớn nhất trong điều trị ung thư là chẩn đoán quá muộn, khi ung thư đã di căn. Ung thư được chẩn đoán càng sớm thì cơ hội điều trị thành công và khả năng sống sót càng cao.
Thật thú vị, một ấn phẩm của Đại học Oxford công bố hôm 6.1 mô tả một phương pháp xét nghiệm máu đơn giản có thể phát hiện ung thư ở những bệnh nhân có các triệu chứng không rõ ràng.

Xét nghiệm máu mới phát hiện ung thư di căn chính xác đến 94%. Ảnh: Shuterstock
Xét nghiệm máu mới phát hiện ung thư di căn chính xác đến 94%. Ảnh: Shutterstock
Công nghệ này chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng nghiên cứu cho đến nay đầy hứa hẹn và đây là xét nghiệm máu đầu tiên phát hiện ung thư và quan trọng là có thể biết được liệu ung thư đã di căn hay chưa.
Ung thư nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, khi chưa quá lớn và chưa di căn, có nhiều khả năng được điều trị thành công.
Đó là lý do tại sao thật thú vị khi Đại học Oxford đã nghiên cứu một thử nghiệm mới mà trong tương lai có thể giúp phát hiện ung thư và đánh giá giai đoạn ung thư chỉ qua một xét nghiệm máu. Bạn đọc có thể xem thêm nghiên cứu này trên trang sức khỏe ngày 11.1.
Giấy xác nhận tiêm vắc xin Covid-19 có thể thay thế 'hộ chiếu vắc xin'
Giấy xác nhận đã tiêm chủng vắc xin Covid-19 với 7 mũi tiêm hướng đến đảm bảo xác nhận đầy đủ thông tin, có thể thay thế “hộ chiếu vắc xin” trên phần mềm tiêm chủng.
Theo Quyết định 43/QĐ-BYT ngày 7.1.2022 của Bộ Y tế (gọi tắt Quyết định 43), khi người dân tiêm vắc xin sẽ được cấp giấy xác nhận chi tiết các mũi tiêm gồm các liều: cơ bản tối đa có 3 mũi; liều bổ sung 1 mũi và liều nhắc lại tối đa 3 mũi. Theo đó, tùy loại vắc xin Covid-19 được tiêm (loại tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi và cần tiêm bổ sung), một người có thể tiêm đến 7 mũi.

Xác nhận tiêm vắc xin Covid-19 bản giấy có thể thay thế “hộ chiếu vắc xin” trên phần mềm tiêm chủng. Ảnh: Đậu Tiến Đạt
Xác nhận tiêm vắc xin Covid-19 bản giấy có thể thay thế “hộ chiếu vắc xin” trên phần mềm tiêm chủng. Ảnh: Đậu Tiến Đạt
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid-19 được ban hành tại Quyết định 43 có thể cập nhật phù hợp với tất cả các loại vắc xin đã được lưu hành trong nước, cũng như phù hợp với lịch tiêm chủng của mỗi người.
Hiện nay, ở các nước trên thế giới, lịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 đều bao gồm các mũi tiêm cơ bản, tiêm bổ sung và tiêm mũi nhắc lại.
Về tiêm các liều cơ bản: các vắc xin tiêm 2 mũi là: AstraZeneca, Pfizer/BioNTech, Moderna, Sinopharm, Sputnik V…; riêng vắc xin Abdala tiêm 3 mũi (chiếm 1 - 2% số người đã tiêm).
Về tiêm bổ sung: áp dụng tiêm 1 mũi cho đối tượng tiêm là người từ 18 tuổi trở lên, bao gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng (chiếm khoảng 2,5% số đã tiêm); người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V (chiếm khoảng 25% số đã tiêm). Thông tin tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 11.1.
Chuyên gia nói gì về cách ngồi tốt nhất khi đi vệ sinh?
Bạn có biết, tư thế ngồi khi đi vệ sinh cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Và việc đại tiện không đúng tư thế có thể gây ra nhiều rắc rối cho cơ thể.
Từ thế kỷ 20 các bác sĩ Trung Âu đã phát hiện ra rằng những người dân ở nông thôn châu Phi rất ít gặp các vấn đề về dạ dày, trong khi ở Anh hoặc các thành phố khác, gặp những vấn đề này rất cao.

Chuyên gia nói gì về cách ngồi tốt nhất khi đi vệ sinh?. Ảnh: Shutterstock
Chuyên gia nói gì về cách ngồi tốt nhất khi đi vệ sinh?. Ảnh: Shutterstock
Cuối cùng, họ đã biết một phần nguyên nhân là do sự khác biệt trong cách ngồi khi đại tiện của người dân nơi đây, dẫn đến dạ dày hoạt động tốt hơn.
Sau khi thực hiện rất nhiều cuộc khảo sát như vậy, các nhà khoa học còn nhận thấy người dân các nước phương Tây dành khoảng 114 đến 135 giây để đi đại tiện, trong khi ở các nước đang phát triển, người ta chỉ mất 50 giây.
Tiến sĩ Henri L. Bokus, bác sĩ tiêu hóa hàng đầu của Mỹ, trong cuốn sách về tiêu hóa Gastroenterology, đã nói rằng ngồi xổm, ép đùi vào sát bụng có thể là tư thế chính xác để đi đại tiện. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm những thông tin hữu ích từ bài viết này!
Theo M.Phúc (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.