Ngành Giáo dục Gia Lai triển khai Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành năm 2022.
Theo đó, ngành Giáo dục sẽ hướng dẫn các cơ sở giáo dục khai thác, cập nhật thông tin trên Fanpage của chương trình https://www.facebook.com/khoinghiepquocgiaHSSV và trên cổng khởi nghiệp http://dean1665.vn; định hướng về nội dung, hình thức để các cơ sở giáo dục xây dựng clip giới thiệu về mô hình hỗ trợ khởi nghiệp của đơn vị; kết nối cổng khởi nghiệp với tất cả các cơ sở đào tạo, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý các dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên (HSSV). 
Đối với cuộc thi “HSSV với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ 5-2022, Sở GD-ĐT yêu cầu mỗi đơn vị giới thiệu nhiều nhất 2 dự án tham gia sơ tuyển. Thời gian tổ chức cuộc thi cấp tỉnh dự kiến từ ngày 12-9 đến 23-9-2022 tại Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) với hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Số lượng tham gia cuộc thi khoảng 82 đề tài, dự án ở các lĩnh vực: khoa học, công nghệ; công nghiệp, chế tạo sản phẩm; nông-lâm-ngư nghiệp; giáo dục, y tế; dịch vụ, du lịch; tài chính, ngân hàng; kinh doanh tạo tác động xã hội... Qua đó, Ban tổ chức sẽ chọn 2 dự án xuất sắc nhất để dự thi cấp quốc gia theo thời gian của Bộ GD-ĐT quy định.
Nhóm tác giả Trường THPT chuyên Hùng Vương bên sản phẩm máy hấp cà phê. Ảnh: Phan Lài
Dự án “SCF-Máy hấp cà phê” của nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương giành giải khuyến khích tại Cuộc thi học sinh-sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp toàn quốc lần thứ IV. Ảnh: Phan Lài
Ngoài ra, việc tạo môi trường hỗ trợ HSSV khởi nghiệp cũng được chú trọng với nhiều giải pháp như: tăng cường công tác giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, tạo điều kiện và hỗ trợ HSSV phát triển ý tưởng khởi nghiệp tại đơn vị và địa phương; cử cán bộ, giáo viên tham gia hội thảo, tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, phát huy hiệu quả công tác tư vấn khởi nghiệp cho HSSV do Bộ GD-ĐT tổ chức; tăng cường kết nối với các doanh nghiệp hỗ trợ không gian làm việc cho các nhóm HSSV đã có ý tưởng, dự án khởi nghiệp để vận hành các mô hình kinh doanh, sản xuất thử các sản phẩm mẫu; hướng dẫn xây dựng các mô hình đổi mới sáng tạo gắn với khởi nghiệp, hướng nghiệp tại các địa phương…
Tại kế hoạch này, Sở GD-ĐT cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở; Phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị trực thuộc để tổ chức triển khai thực hiện.
MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.