Ngăn chặn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiện nay, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở các huyện miền núi của tỉnh đang báo động, cần sự chung tay vào cuộc của nhiều cơ quan, các cấp chính quyền.

“Điểm nóng” Vĩnh Thạnh

Lẽ ra còn được đến trường, vui chơi với bạn bè cùng lứa, nhưng mới học lớp 8, Đ.T.M (làng K2, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh) đã bỏ ngang chuyện học hành. 16 tuổi, M. lấy chồng, sinh con. Cả hai vợ chồng đều không có việc làm. Hằng ngày chồng đi làm thuê làm mướn, M. ở nhà chăm con. Không có tiền lo cho con, ăn uống thiếu thốn, cả hai mẹ con hay ốm đau. M. cười buồn: “Thấy bạn bè cùng lứa học lên cao, còn mình thì ở nhà, cuộc sống khó khăn, nghĩ lại thấy tiếc”.

Tỉnh đoàn tổ chức tuyên truyền ngăn chặn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại Vĩnh Thạnh. Ảnh: H.PHÚC
Tỉnh đoàn tổ chức tuyên truyền ngăn chặn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại Vĩnh Thạnh.  Ảnh: H.PHÚC

Tương tự, học chưa hết lớp 7, nghe theo tiếng gọi tình yêu, Đ.T.Ư (làng Suối Đá, xã Vĩnh Sơn) bỏ ngang lấy chồng. Giờ ở tuổi 22,  Ư. đã có 3 đứa con. Còn trường hợp gia đình anh Đ.L (làng K4, Vĩnh Sơn) cũng chẳng khá hơn. L. bỏ học từ lớp 8, đến 18 tuổi thì cưới vợ. Đất đai chẳng có mấy, làm thuê làm mướn thì bữa có bữa không, thu nhập chẳng được bao nhiêu. L. thấy tiếc cho tuổi trẻ bồng bột ham chơi của mình. “Lúc ấy cha mẹ ai cũng cản nhưng mình có nghe đâu, giờ nghĩ lại thì muộn rồi”, L. thở dài.

Theo Tổng điều tra do Ủy ban Dân tộc Trung ương phối hợp với Tổng cục Thống kê tiến hành, đến năm 2015, tỉnh Bình Ðịnh có hơn 6.370 người tảo hôn, 143 người được xác định là hôn nhân cận huyết. Trong đó, huyện Vĩnh Thạnh là địa phương “nóng” nhất với 1.511 người tảo hôn, 47 người có hôn nhân cận huyết. 

Trên đây chỉ là 3 trong nhiều trường hợp kết hôn trước tuổi quy định ở xã Vĩnh Sơn. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng năm 2017, huyện Vĩnh Thạnh có đến 29 cặp tảo hôn. Ông Đinh Ngái, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn, cho biết xã có 4 trường hợp tảo hôn, chủ yếu là người dân tộc Bana, độ tuổi kết hôn trung bình từ 14 đến dưới 18 tuổi. Trong khi đó, tại Trường PTDTNT Vĩnh Thạnh, từ năm học 2011-2012 đến 2016-2017, trong số 33 học sinh bỏ học để lập gia đình, có 20 trường hợp là tảo hôn.

Nhiều hệ lụy

Ông Đinh Thao, một người có uy tín ở làng K4, xã Vĩnh Sơn, nói như phân bua: “Ngày trước đàn ông Bana chỉ cưới vợ khi đến 30 tuổi. Muốn cưới vợ, đàn ông phải thạo việc nương rẫy, biết làm ra hạt lúa, củ mì, biết đan cái gùi, làm cái nhà... Đàn bà cưới chồng thì phải biết dệt vải, biết đan cái rổ, biết nấu nướng giặt giũ. Tụi trẻ bây giờ cưới chồng, bắt vợ ở tuổi mười bốn, mười lăm có biết làm cái gì đâu. Nó mà cưới về chỉ khổ người lớn thôi”.

Theo tìm hiểu của PV, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết hiện nay khá phổ biến. Nhà nghèo cũng có, nhà khá giả cũng có. Những hệ luỵ do tảo hôn, hôn nhân cận huyết đã được nói đến rất nhiều. Bác sĩ Nguyễn Thị Lộc, Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, phân tích: “Việc kết hôn sớm ảnh hưởng đến thể chất của các em, nhất là các em gái. Khi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể chưa phát triển hết, việc quan hệ tình dục sớm, mang bầu, rồi sinh con, nuôi con khiến sự phát triển đầy đủ về thể chất của người phụ nữ bị chậm lại, thoái hóa. Nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề, thậm chí có trường hợp tử vong. Bên cạnh đó, việc nuôi con thiếu hiểu biết cũng như ý thức trách nhiệm chưa có khiến đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, dễ mắc bệnh”.

Cùng vào cuộc

Anh Lương Đình Tiên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, cho biết: “Tỉnh đoàn đã ký kết chương trình phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, trong đó tập trung tuyên truyền, giáo dục thanh niên, nhất là người dân tộc thiểu số về xây dựng nếp sống văn hóa, bài trừ các hủ tục lạc hậu thông qua việc tổ chức các diễn đàn, hội thi”.

“Giải pháp căn cơ nhất là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục; đặc biệt là huy động những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để vận động nhân dân thực hiện quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình”.

Ông Trần Quốc Lại, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Để giảm thiểu và tiến đến xóa bỏ tình trạng trên, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo và giao các đơn vị liên quan triển khai thực hiện đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020” trên địa bàn tỉnh. Theo ông Trần Quốc Lại, Phó Ban chỉ đạo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, qua thực hiện thí điểm tại xã Vĩnh Sơn và Trường PTDTNT huyện Vĩnh Thạnh, đã mang lại những kết quả tích cực. Cụ thể, số trường hợp tảo hôn ở xã Vĩnh Sơn giảm 60% so với năm 2016; Trường PTDTNT huyện Vĩnh Thạnh năm học 2017-2018 chỉ còn 2 học sinh tảo hôn. Từ hiệu quả của mô hình này, sắp tới Ban Dân tộc tỉnh sẽ nhân rộng ra 6 địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trong tỉnh.

XUÂN DŨNG - HỒNG PHÚC

Có thể bạn quan tâm

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn khó khăn

(GLO)- Trên địa bàn phía Tây của tỉnh Gia Lai có 7 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia không tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính. Tuy điều kiện khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã tích cực bắt nhịp, làm việc hiệu quả. Dù vậy, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

(GLO)- Ngày 11-7, Sở Xây dựng Gia Lai đã ban hành Công văn số 124/SXD-VT thông báo phương án đưa, đón cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh Gia Lai (cũ) đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ) và ngược lại.

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
null