Nét mới làng Châu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Làng Châu là một trong 2 làng của xã Chư Krei (Kông Chro, Gia Lai) đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2021. Do đó, chính quyền và người dân xã này đang nỗ lực  hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt để về đích NTM như kế hoạch đã đề ra.

 

Một góc làng Châu được chỉnh trang xanh sạch đẹp
Một góc làng Châu được chỉnh trang xanh sạch đẹp.

Theo đó, từ năm 2018, với nguồn vốn gần 3 tỷ đồng thuộc Chương trình xây dựng NTM, xã Chư Krey đã tập trung đầu tư làm 360 m đường giao thông từ trục làng đến khu sản xuất, ổn định việc đi lại của bà con. Với lợi thế về cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi, nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế từ các loại cây mỳ, bắp lai và chăn nuôi bò, dê; đồng thời làm sân, hàng rào nhà rông, làm hệ thống thoát nước và xây nhà vệ sinh cho các hộ gia đình. Sự hỗ trợ của Nhà nước và quan trọng là quyết tâm xây dựng làng NTM của bà con dân tộc thiểu số nơi đây sẽ sớm đưa làng Châu về đích NTM trong cuối 2021.

Chủ tịch UBND xã Chư Krey, ông Khương Đình Huy, cho biết: “Để giúp người dân làng Châu phát triển kinh tế, trong thời gian qua UBND xã đã tranh thủ các nguồn vốn của nhà nước để hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, chuyển đổi 20ha diện tích đất lúa rẫy năng suất thấp sang trồng các loại cây cho hiệu quả kinh tế cao như: mì cao sản, bắp lai, mía và chăn nuôi trâu, bò, gia cầm... Ngoài ra, thông qua nguồn vốn Chương trình 135, xã đã cấp 1.000 cây giống các loại như mít, bơ, điều ghép; cấp 18 con bò sinh sản cho các hộ nghèo. Hội Nông dân xã đã giải ngân 600 triệu đồng cho 60 hộ vay để phát triển kinh tế, nhằm ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững, xây dựng làng đạt chuẩn NTM trong năm 2021”.

Những năm qua, chính quyền xã phối hợp với các ban ngành đoàn thể sửa chửa được 93 nhà ở của người dân.
Những năm qua, chính quyền xã phối hợp với các ban ngành đoàn thể sửa chữa được 93 nhà ở của người dân.
Vào ngày thứ hàng tuần bà con tích cực thu gom rác thải để tạo cảnh quan môi trường nơi ở sạch đẹp.
Vào ngày thứ hàng tuần bà con tích cực thu gom rác thải để tạo cảnh quan môi trường nơi ở sạch đẹp.
Cây mỳ vẫn là cây trồng chính của người dân làng Châu, với giống mỳ mới cho năng suất cao, trung bình mỗi vụ, mỗi nhà thu hoạch khoảng 30-40 tấn/ha.
Cây mì vẫn là cây trồng chính của người dân làng Châu, với giống mì mới cho năng suất cao, trung bình mỗi vụ, mỗi nhà thu hoạch khoảng 30-40 tấn/ha.
Nhiều mô hình chăn nuôi dê của anh Đinh Tâm làng Châu, xã Chư Krey mang lại thu nhập cao cho gia đình.
Nhiều mô hình chăn nuôi dê của anh Đinh Tâm làng Châu, xã Chư Krey mang lại thu nhập cao cho gia đình.
Già làng Đinh Hôk vận động bà con thay đổi đổi nết nghĩ cách làm nâng cao thu nhập.
Già làng Đinh Hôk vận động bà con thay đổi đổi nếp nghĩ cách làm nâng cao thu nhập.
Tuyết đường 3km từ trung tâm xã đến làng Châu đã được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại và lưu thông hàng hóa.
Tuyết đường 3 km từ trung tâm xã đến làng Châu đã được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại và lưu thông hàng hóa.
Từ phát triển kinh tế rừng, gia đình anh Đinh Triêu làng Châu, đã thoát nghèo năm 2020. Với số tiền dành dụm được, gia đình anh triêu đã dựng nhà ở riêng với tổng số tiền 120 triệu đồng.
Từ phát triển kinh tế rừng, gia đình anh Đinh Triêu làng Châu đã thoát nghèo năm 2020. Với số tiền dành dụm được, gia đình anh Triêu đã dựng nhà ở riêng với tổng số tiền 120 triệu đồng.
Người dân đưa phương tiện cơ giới vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có 2 ha đất nông nghiệp, Gia đình anh Đinh Khiếp cho biết: “Để chuẩn bị được 5 ha đất gieo trồng, tôi phải sử dụng trâu, bò để cày, bừa làm gần một tuần mới xong. Nhưng từ khi mua được chiếc máy cày này, tôi chỉ cần làm trong 2 ngày, giúp giảm chi phí nhân công và tiến độ cũng nhanh hơn, việc xuống giống cây trồng đảm bảo kịp thời vụ. Đất được cày bằng máy tơi xốp, việc canh tác cũng thuận lợi hơn”.
Người dân đưa phương tiện cơ giới vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có 2 ha đất nông nghiệp, Gia đình anh Đinh Khiếp cho biết: “Để chuẩn bị được 5 ha đất gieo trồng, tôi phải sử dụng trâu, bò để cày, bừa làm gần một tuần mới xong. Nhưng từ khi mua được chiếc máy cày này, tôi chỉ cần làm trong 2 ngày, giúp giảm chi phí nhân công và tiến độ cũng nhanh hơn, việc xuống giống cây trồng đảm bảo kịp thời vụ. Đất được cày bằng máy tơi xốp, việc canh tác cũng thuận lợi hơn”.
Những lúc rãnh rỗi bà con làng Châu còn dệt thổ cẩm để bán nhằm nâng cao thu nhập.
Những lúc rảnh rỗi bà con làng Châu còn dệt thổ cẩm để bán nhằm nâng cao thu nhập.
Già làng Đinh Hôk, Gia Lai nói: “nhờ sự hỗ trợ của Đảng và nhà nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp người dân vay vốn ưu đãi để làm ăn phát triển kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập cho người dân. So với trước đây thì bây giờ thu nhập của nhiều hộ gia đình được cải thiện hơn”. Nhờ vậy, các hộ dân đều rất vui mừng và chăm chỉ làm ăn để vươn lên thoát nghèo, quyết tâm đưa làng Châu về đích NTM trong năm nay. Già làng Đinh Hôk cho biết thêm.
Già làng Đinh Hôk, Gia Lai nói: “Nhờ sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp người dân vay vốn ưu đãi để làm ăn phát triển kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập cho người dân. So với trước đây thì bây giờ thu nhập của nhiều hộ gia đình được cải thiện hơn”. Nhờ vậy, các hộ dân đều rất vui mừng và chăm chỉ làm ăn để vươn lên thoát nghèo, quyết tâm đưa làng Châu về đích NTM trong năm nay. Già làng Đinh Hôk cho biết thêm.


ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.