NHÂN NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18.4

Nâng cao chất lượng cuộc sống người khuyết tật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhằm giúp người khuyết tật nâng cao sức khỏe, hòa nhập cộng đồng, thời gian qua, các cấp, ngành, hội, đoàn thể đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, đạt được những kết quả đáng phấn khởi.

Đảm bảo quyền lợi, tích cực tiếp sức

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, toàn tỉnh hiện có trên 43.000 người khuyết tật (NKT), trong đó có hơn 10.000 NKT đặc biệt nặng. Để triển khai thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc, trợ giúp, tạo điều kiện để NKT hòa nhập cộng đồng, tỉnh đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách đối với NKT, gương NKT tiêu biểu vượt khó vươn lên trong cuộc sống.

Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ NKT luôn được triển khai thực hiện đúng theo quy định. 100% NKT đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Ngành LĐ-TB&XH hướng dẫn các địa phương tăng cường thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật cho những đối tượng đủ điều kiện. Các cơ sở trợ giúp xã hội duy trì nuôi dưỡng đối tượng khuyết tật. Trong 3 tháng đầu năm 2023, ngành LĐ-TB&XH đã phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, cập nhật dữ liệu 310 đối tượng bảo trợ xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội chưa được cấp mã định danh công dân/thẻ CCCD, trong đó có những người bị khuyết tật từ nhỏ nên gia đình không làm CMND hoặc đã có nhưng làm mất.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho NKT được quan tâm đúng mức. Cùng với những chương trình, hoạt động đặc thù chuyên môn của ngành y tế, Sở LĐ-TB&XH duy trì, mở rộng và phát triển mô hình hướng nghiệp lao động trị liệu và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Hoài Nhơn. Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh tiếp nhận, kêu gọi, vận động nguồn lực để mua sắm trang thiết bị, dụng cụ chỉnh hình, trợ giúp NKT cải thiện sức khỏe, phục hồi chức năng. 

Chính sách hỗ trợ NKT tiếp cận giáo dục tạo điều kiện cho hầu hết trẻ em khuyết tật trong độ tuổi đi học được đến trường. Trung tâm Bảo trợ xã hội Đồng Tâm hiện tổ chức dạy văn hóa cho 60 trẻ khuyết tật. Trường Chuyên biệt Hy Vọng Quy Nhơn trong năm học 2022 - 2023 đã chào đón những học sinh khiếm thị đầu tiên; nâng tổng số lớp toàn trường lên 18 lớp với 169 học sinh khiếm thính, khiếm thị và chậm phát triển trí tuệ. 

Một tiết học tại Trường Chuyên biệt Hy Vọng Quy Nhơn. Ảnh: K.H

Một tiết học tại Trường Chuyên biệt Hy Vọng Quy Nhơn. Ảnh: K.H

Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ khuyết tật, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, luôn được nhà hảo tâm trong cộng đồng chung tay. Dịp tết Nguyên đán, ngày NKT Việt Nam 18.4, ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6, tết Trung thu, các nhà hảo tâm luôn chung tay tặng quà, hỗ trợ tiền mang đến niềm vui và tiếp sức kịp thời cho các em.

Hỗ trợ sinh kế, ổn định cuộc sống

Những năm qua, lượng NKT trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng do TNGT, tai nạn lao động, các rủi ro như thiên tai, hỏa hoạn, bệnh tật… Đa số họ có hoàn cảnh khó khăn sau thời gian chữa trị thương tật. Sức khỏe dù không còn dồi dào như trước, nhưng không ít NKT có tinh thần và nghị lực sống rất mạnh mẽ. Họ vượt qua nỗi đau, bất hạnh, vươn lên trong nghịch cảnh, phấn đấu lao động, tạo thu nhập phục vụ bản thân, gia đình.

Theo ông Nguyễn Văn Nông, Chi hội trưởng Chi hội Đoàn Kết (huyện Tuy Phước), NKT ưa chuộng nhất là nghề chăn nuôi, không ít NKT muốn học nghề chăn nuôi thú y. Không chỉ nuôi gà, vịt, nhiều người còn mạnh dạn vay vốn ngân hàng CSXH nuôi heo và bò; số lượng gà, vịt không chỉ vài chục mà có hộ lên đến vài trăm con. Nhiều hội viên ban đầu chỉ nuôi theo thói quen, học nghề chăn nuôi, thú y xong, có kiến thức và kỹ năng, họ đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư phát triển đàn vật nuôi.

“Năm 2022, Chi hội đã mở 5 lớp dạy nghề cho 120 hội viên, trong đó có 3 lớp dạy chăn nuôi thú y, 1 lớp dạy nghề trồng nấm rơm và 1 lớp học cắt may công nghiệp. Bên cạnh đó, Chi hội đã đề nghị Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện giải ngân 415 triệu đồng cho 60 hội viên vay để phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm tại chỗ, có thêm thu nhập ổn định cuộc sống. Gần đây, một số hội viên đã tiếp cận và phát triển nghề đan mây và nghề mộc”, ông Nông cho hay.

Bên cạnh đó, Hội Bảo trợ NKT và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng tìm việc và thích nghi với môi trường làm việc cho NKT. Phó Chủ tịch Thường trực Hội Bùi Trung Dũng cho rằng, việc làm của NKT cần được tính toán phù hợp với thể trạng, sức khỏe, điều kiện gia đình; tốt nhất là gần gũi với gia đình, hàng xóm. “Thu nhập ít hay nhiều thì tùy thực tế. Quan trọng hơn cả là họ có việc để làm, tự tạo ra được sản phẩm, có niềm vui và thấy mình còn có ích”, ông Dũng nói.

Năm 2023, từ sự vận động của Hội Bảo trợ NKT và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh, Tổ chức Kết nối châu Á (ACI) quyết định tăng số tiền hỗ trợ xây nhà tình thương từ 50 lên 65 triệu đồng/căn. ACI cũng tăng số lượng bò tặng gia đình NKT khó khăn từ 6 lên 8 con, đồng thời tăng giá trị mỗi con bò từ 20 lên 25 triệu đồng. Năm nay, hội viên khuyết tật của Hội cũng nhận được sự quan tâm, phân bổ kinh phí hỗ trợ xây 3 căn nhà tình thương từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.    

KHÁNH HUÂN

Có thể bạn quan tâm

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

(GLO)- Ngày 1-7, thực hiện chủ trương sáp nhập giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành tỉnh Gia Lai, Báo Gia Lai và Báo Bình Định cũng chính thức về chung một nhà, là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Hôm nay, ngày 1.7.2025, tỉnh Gia Lai (hợp nhất từ tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ)) chính thức hoạt động theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 ngày 12.6.2025 của Quốc hội. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đã có cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên Báo Gia Lai nhân sự kiện đặc biệt này.

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

null