Mưu sinh trên lòng hồ Ia Nâm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Giữa mênh mông nước ở khu vực lòng hồ Ia Nâm (xã Chư Jôr, huyện Chư Pah, Gia Lai), hình ảnh người dân thong dong chèo thuyền giăng câu giữa cái nắng hanh hao cứ mãi níu bước chân chúng tôi. Nhưng thực tế cuộc sống của người dân nơi đây không êm đềm như cảnh trước mắt mà còn nhiều lắm những khó khăn.
Đánh cược với trời
Theo người dân trong xã, cứ vào khoảng tháng 2 hàng năm, nước trong lòng hồ Ia Nâm bắt đầu rút cạn, chỉ còn lại một rãnh nước nhỏ thì đây là thời điểm bà con làm đất, chuẩn bị sạ lúa. Và biển nước mênh mông trước đó sẽ nhanh chóng được thay bằng những ruộng lúa xanh tươi mơn mởn. Đến khoảng đầu tháng 6, bà con bắt đầu thu hoạch. Tuy nhiên, năm nay do mưa nhiều nên đa phần người dân canh tác lúa tại khu vực lòng hồ chưa kịp gặt thì nước hồ đã dâng cao, nhấn chìm nhiều diện tích. Nhìn ruộng lúa đang chín vàng ngập trong nước, ông Thil (làng Wet) buồn rầu: “Nhà mình có 4 sào lúa ở khu vực lòng hồ, năm trước thu được hơn 40 bao, ăn không hết còn bán bớt đi. Năm nay mất trắng rồi!”. Không chỉ mất trắng 4 sào lúa mà ngay cả 1,2 sào cà phê sát khu vực lòng hồ cũng bị thiệt hại nặng do mưa nhiều. “Bình quân mỗi năm, gia đình mình thu khoảng 10 triệu đồng từ cà phê nhưng năm nay, mưa nhiều khiến cà phê bị ngập nước chết mất 1/2 diện tích, số còn lại không biết có khôi phục được không”.
 Người dân đánh bắt cá trên lòng hồ Ia Nâm. Ảnh: P.D
Người dân đánh bắt cá trên lòng hồ Ia Nâm. Ảnh: P.D
Tương tự, mưa nhiều cũng khiến gia đình anh Jai (làng Wet) bị thiệt hại 5 sào lúa chuẩn bị cho thu hoạch tại khu vực lòng hồ. Giờ đây, 7 miệng ăn trong gia đình chỉ trông vào 2 sào lúa nước còn lại tại cánh đồng Rừng Giầu... Bà Nguyễn Thị Kim Hương-cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã Chư Jôr-cho hay: Tổng diện tích gieo trồng của người dân ở khu vực lòng hồ khoảng 15 ha. Do năm nay mưa sớm nên bà con chưa kịp thu hoạch và diện tích mất trắng khoảng 7 ha.
“Cái khó ló cái khôn”
Cứ đến mùa mưa, nước ở khu vực lòng hồ dâng cao nên bà con không thể canh tác. Nhưng bù lại, họ có thể mưu sinh đắp đổi bằng nghề đánh bắt cá. Sống bằng nghề này trên khu vực lòng hồ nhiều năm, ông Nguyễn Trung Tâm (thôn Ngô Sơn) bộc bạch: “Thời gian trước, chỉ cần đi vài giờ đã có cả chục ký cá lóc, cá trê. Giờ có khi dong thuyền kéo lưới từ sáng đến chiều cũng chỉ được 5-7 kg cá, có hôm chỉ được 2-3 kg”. Cũng theo ông Tâm, đặc sản ở lòng hồ Ia Nâm là cá chạch cui. Loài cá này thịt dai, ngọt và rất được thị trường ưa chuộng nên thương lái vào tận nhà thu mua với giá 100-120 ngàn đồng/kg. Song vài năm trở lại đây, số người đánh bắt nhiều nên loại cá này gần như cạn kiệt.
Không thể sống bằng vài ký cá mỗi ngày nên anh Hmi (làng Wet) đã bắt tay vào việc nuôi cá lồng. Anh Hmi cho biết: “Năm nay, mình nuôi thử nếu hiệu quả thì sang năm sẽ tiếp tục”. 1 sào lúa của gia đình anh Hmi nằm trong khu vực lòng hồ nhưng sát mé đường liên xã Chư Jôr-Nghĩa Hưng nên cạn hơn những khu vực khác. Theo dõi trên ti vi thấy người dân nuôi cá lồng bè cho thu nhập cao nên anh cũng mạnh dạn mua lưới B40, lưới tiêu về quây lại và mua 15 kg cá chép, cá trắm giống về thả. “Khi nào nước lòng hồ rút thì mình thu hoạch cá để sạ lúa, hy vọng đến lúc thu hoạch sẽ bán được khoảng 70 ngàn đồng/kg”-anh Hmi chia sẻ.  
Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Công Nhuần-Chủ tịch UBND xã Chư Jôr-cho biết: Xã cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về nuôi trồng thủy sản nhưng do thiếu vốn và chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật nên bà con chưa mạnh dạn. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, tư vấn để bà con biết cách tận dụng diện tích mặt nước trong khu vực lòng hồ để phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo.  
Rời Chư Jôr, chúng tôi thầm nghĩ, liệu chính quyền xã có từng nghĩ đến việc phát triển loại hình du lịch chèo thuyền tham quan lòng hồ Ia Nâm trong chuỗi sự kiện lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya? Bởi khu vực lòng hồ Ia Nâm nằm ngay trên trục đường từ TP. Pleiku đi núi lửa Chư Đăng Ya, cảnh quan nơi đây cũng không kém phần thơ mộng. Dạo quanh lòng hồ sẽ là dịp để du khách ngoạn cảnh, đồng thời tìm hiểu về cuộc sống của người dân. Đây cũng là cơ hội để cộng đồng tham gia làm du lịch, nâng cao thu nhập. 
Phương Dung

Có thể bạn quan tâm

'Báu vật' của làng

'Báu vật' của làng

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.