Góc nhìn phóng viên:

Một mình ngành y tế không thể làm được

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Năm 2021, 2022 và 10 tháng đầu năm 2023 có hơn 1.000 nhân viên y tế cấp quận huyện, phường xã (tạm gọi là y tế cơ sở) tại TP.HCM nghỉ việc trong bối cảnh nguồn nhân lực y tế cơ sở thiếu hụt.

Cuộc giám sát của HĐND TP.HCM diễn ra trong 2 tuần qua tại các trạm y tế, bệnh viện đã cho thấy rằng bài học y tế cơ sở chưa bao giờ được giải dễ dàng.

Một người học đại học y khoa, ra trường bao giờ cũng muốn làm ở cơ sở uy tín, thu nhập cao để trang trải cuộc sống (chưa muốn nói là hướng phát triển cao hơn). Thời gian qua TP.HCM có rất nhiều giải pháp để vực dậy y tế cơ sở, đặc biệt là tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu (trạm y tế), như: tuyển thêm người và ngân sách chi trả; thu nhập tăng thêm, và hứa hẹn nhiều cơ hội học tập, thăng tiến nghề nghiệp… Nhưng y tế cơ sở vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, vẫn chưa đủ sức hấp dẫn bác sĩ trẻ lẫn bác sĩ về hưu. Vì sao?

Đó là vì thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế nên bác sĩ không chịu "đầu quân". Mà không có bác sĩ thì không có bệnh nhân đến khám; không có bệnh nhân thì bảo hiểm y tế không ký hợp đồng và kết quả không có thuốc. Bài toán "con gà và quả trứng" đến bao giờ mới giải được sẽ vẫn bỏ ngỏ.

Nhưng một trong các ý tưởng đáng ghi nhận của cuộc giám sát lần này là lựa chọn đối tượng và giải pháp đào tạo gắn với y tế cơ sở được ông Cao Thanh Bình, Trưởng ban VH-XH HĐND TP.HCM, đưa ra. Đó là đề xuất Sở Y tế TP.HCM sớm nghiên cứu chính sách giữ chân nhân viên y tế cơ sở bền vững. Có thể đào tạo nhân viên y tế cơ sở từ nguồn học sinh THPT, học sinh nghèo, cận nghèo bằng kinh phí nhà nước và xác định gắn kết suốt đời, không có sự so sánh giữa bác sĩ ở trạm y tế với bác sĩ ở các bệnh viện lớn.

Cùng ý tưởng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói sẽ kiến nghị Bộ Y tế có những chính sách đào tạo bác sĩ thực hành tổng quát để phục vụ y tế cộng đồng. Và tất cả bác sĩ khi ra trường phải có nghĩa vụ làm ở y tế cơ sở 12 tháng, cống hiến cho y tế cơ sở trước khi học chuyên khoa. Bên cạnh đó là đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, chính sách tiền lương, nhà ở… Nhưng về điều này, một mình ngành y tế thì không thể làm được.

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.